Khi nấu những loại rau giàu natri dưới đây, chị em nên nêm ít muối hoặc không nên thêm muối để tránh hấp thụ quá nhiều natri.
Muối ăn, được biết đến về mặt hóa học là natri clorua, được tạo thành từ 40% natri. Người ta ước tính rằng ít nhất một nửa số người bị tăng huyết áp có huyết áp bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ natri – có nghĩa là họ nhạy cảm với muối. Ngoài ra, nguy cơ nhạy cảm với muối của bạn tăng lên theo t.uổi tác.
Lượng tiêu thụ natri hàng ngày được khuyên dùng là 2.300 mg – hoặc khoảng 1 thìa cà phê muối. Tuy nhiên, lượng natri trung bình hàng ngày ở Mỹ là 3.400 mg – cao hơn nhiều so với giới hạn trên được khuyến nghị.
Bài Viết Liên Quan
- 9 loại thực phẩm chẳng khác nào kháng sinh tự nhiên tăng cường hệ miễn dịch và giữ ấm cơ thể vào mùa đông
- Đa số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là tuýp 2
- Những tai nạn ‘phòng the’ có thể khiến bạn m.ất m.ạng
Nên hạn chế nêm nếm nhiều muối vào những thực phẩm giàu natri. (Ảnh minh họa)
Natri được thêm vào thực phẩm để tạo hương vị và là một phần của một số chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Thông thường trái cây và rau quả là những thực phẩm có chứa ít natri. Tuy nhiên, có một số loại rau có hàm lượng natri khá cao. Khi chị em chế biến hay nấu những loại rau này nên hạn chế việc nêm nếm quá nhiều muối.
Bởi nếu nạp quá nhiều natri vào cơ thể, nồng độ natri trong m.áu tăng cao, gây co mạch và phù thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch, tăng sức cản của lưu lượng m.áu và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3 loại rau giàu natri nên chú ý khi ăn
1. Rau cần tây
Cần tây là một loại thực phẩm bổ dưỡng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc điểm nổi bật nhất của thân cây cần tây là rất giàu chất xơ. Nhưng không nên coi thường hàm lượng natri trong thân cây cần tây.
Hàm lượng natri có trong 100g thân cây cần tây là 159 mg natri, 1 pound (453 gam) thân cây cần tây có thể chứa 0,8 gam natri, tương đương 2 gam muối.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc khuyến cáo, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ nên ăn 6 gam, nếu cho thêm ít xì dầu và muối khi nấu cần tây sẽ dễ gây ra tình trạng thừa natri, vì vậy khi nấu cần tây bạn không cần nêm thêm muối hoặc chỉ nêm thật ít.
Nếu bạn vẫn lo lắng về hàm lượng natri có thể chọn ăn lá cần tây vì phần lá có hàm lượng natri tương đối thấp.
2. Thì là
Thì là có hàm lượng natri cao hơn cần tây, có thể nói thì là có hàm lượng natri cao nhất trong tất cả các loại rau. Hàm lượng natri trong 1 pound (453 gam) thì là có thể lên tới 2,4 gam khi chuyển hóa thành muối. Mỗi 100g thì là chứa 186,3 mg natri, tương đương với 0,47 g/100 g muối.
Vì vậy, nếu bạn dùng thì là để nấu ăn thì tốt nhất nên cho thêm một số loại rau khác và cho ít muối vào, đặc biệt trong những gia đình có người già thì hãy chú ý đến cách ăn thì là.
3. Cải cúc
Hàm lượng natri trong rau cải cúc có thể so sánh với cần tây, cải cúc tuy có mùi vị độc đáo, đa năng nhưng đối với người già huyết áp cao nên ăn ít, khi nấu ăn, mọi người nên dùng càng ít muối càng tốt. Rau cải cúc chứa 161mg natri trên 100 g muối.
Ngoài ra, nhiều người thích cho rau cải cúc vào món lẩu, nhưng nước lẩu thường có hàm lượng muối và dầu cao, cho rau cải cúc vào nhúng lẩu dễ tăng thêm lượng muối. Nếu ăn thường xuyên theo cách này, tim mạch cũng bị hại rất nhiều.
Ngoài 3 loại rau có hàm lượng natri cao trên, một số loại rau khác có hàm lượng natri trung bình như củ cải, bắp cải, hạt cải dầu, rau bina,… là 40 mg/100 g đến 100 mg/100 g. Những loại rau này bạn có thể thêm ít muối khi nấu ăn.
Những loại rau như rau diếp, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau dền,…. có hàm lượng natri là 10mg/100g~40mg/100g, là những loại rau có hàm lượng natri thấp. Hàm lượng natri của các loại đậu và dưa dưới 10 mg/ 100 g là các loại rau rất ít natri. Hai loại rau sau có thể được nấu với muối bình thường.
Những siêu thực phẩm nhiều dinh dưỡng giá bình dân
Từ việc ngăn ngừa bệnh tật, quản lý cân nặng cho đến tóc và da khỏe mạnh, những siêu thực phẩm như nghệ, tỏi, chuối,… còn mang lại một số lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Theo Doctor NDTV , siêu thực phẩm không nhất thiết phải là những loại thực phẩm kỳ lạ và đắt t.iền được tìm thấy trong những cửa hàng chăm sóc sức khỏe. Một số siêu thực phẩm có thể dễ dàng được tìm thấy ngay trong căn nhà bếp của bạn.
Chuối
Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients. Loại trái cây này hỗ trợ sức khỏe tim mạch, cải thiện tiêu hóa, cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ giảm cân.
Chuối chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và rất bổ dưỡng. Ảnh: NHẬT LINH
Nghệ
Củ nghệ được coi là vua của tất cả các loại siêu thực phẩm và là một phần không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Củ nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng chống viêm mạnh và là một chất chống oxy hóa mạnh.
Một số nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của nó đối với các bệnh khác nhau như trầm cảm, viêm khớp, bệnh tim,…
Tỏi
Tỏi chứa nhiều protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,…
Tỏi có thể giúp chống lại cảm lạnh thông thường và cảm cúm, nó giúp cải thiện mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim,…
Bạn có thể ăn sống hoặc thêm nó vào bữa ăn, súp và nước chấm của mình.
Tỏi là một siêu thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: NHẬT LINH
Thì là
Thì là là một thực phẩm chủ yếu dùng trong nấu ăn hoặc được sử dụng để làm thuốc. Loại cây này chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, sắt, magie,… Nó được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa hoặc giảm đau bụng. Thì là còn giúp giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ giảm cân.