6 bé đều ăn bánh mì que có pate và chà bông ở một tiệm gần nhà, đến trưa thì ăn cơm nhà nấu gồm các món: cơm, canh rau mồng tơi và tôm, thịt bò xào hành tây và món cà-ri.
Bài Viết Liên Quan
- Cô gái mắc bệnh tim vì uống cà phê sai cách
- Mít bao nhiêu calo? Lợi ích sức khỏe từ quả mít có thể bạn chưa biết
- Cách uống nước rau má giải nhiệt, làm trắng da, trị mụn
Trao đổi với phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM vào tối 4/5, bác sĩ Phạm Thị Kiều Trang, Phó khoa Hồi sức – tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thông tin bệnh viện vừa tiếp nhận 6 trẻ (từ 6 – 10 t.uổi) trong cùng gia đình ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu nghi do ngộ độc thức ăn. Các bệnh nhi được Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu chuyển tới trong tình trạng: nôn ói, tiêu chảy, thở mệt.
Người nhà của các bé kể lại, sáng 3/5, 6 bé đều ăn bánh mì que có pate và chà bông ở một tiệm gần nhà, đến trưa thì ăn cơm nhà nấu gồm các món: cơm, canh rau mồng tơi và tôm, thịt bò xào hành tây và món cà-ri.
Nhưng sau 15 phút ăn cơm trưa, lần lượt các bé bắt đầu có biểu hiện ói và xỉu nên gia đình đã sơ cứu và đưa đến Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu cấp cứu, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục chữa trị.
Ngay khi nhập viện, các bé đã được chuyển vào khoa bệnh nặng để cấp cứu. Riêng 2 bé D.T.Â. và H.H.Đ. đã bị nặng ngay khi nhập viện. Ngoài các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy thì 2 bé này còn xuất hiện thêm cơn ngưng tim, sốc với các biểu hiện mạch nhẹ, huyết áp khó đo và thở chậm, co giật.
Các bác sĩ phải đặt nội khí quản, cấp cứu cơn ngưng tim, ngưng thở rồi đưa vào lọc m.áu liên tục, thay huyết tương, dùng cục lọc để hấp thụ độc chất. Tuy nhiên, do bệnh nặng, bé D.T.Â. t.ử v.ong vì tổn thương đa cơ quan như: tim, thần kinh.
Ngay khi sự việc xảy ra, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai đã đến lấy mẫu và xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Hiện tại, ngoài 1 bé t.ử v.ong, 1 bé phải lọc m.áu liên tục thì 4 bé khác đã ổn định, không còn sốt hay nôn ói.
Có nên bổ sung kali để phòng đột quỵ?
Tôi năm nay 62 t.uổi, nghe nói bổ sung kali có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm bổ sung kali, vậy xin hỏi tôi có nên mua về dùng? Mong giải đáp.
Trần Mạnh Hà (Hà Nội)
Trong cơ thể, kali là một trong những chất điện giải chính cùng với natri tham gia điều hòa cân bằng nước và điện giải giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan.
Kali đảm bảo hiệu điện thế màng, tính chịu kích thích của thần kinh – cơ giúp cho hoạt động của cơ bắp trong đó có cơ tim. Thiếu hụt kali sẽ gây nhiều rối loạn, nặng có thể dẫn tới các biến chứng trầm trọng, thậm chí t.ử v.ong.
Cung cấp nguồn kali tự nhiên qua thực phẩm.
Thiếu hụt kali thường xảy ra hơn ở một số đối tượng, bao gồm: sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, vận động viên luyện tập cường độ cao và những người đổ mồ hôi quá mức, rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu bia…
Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng lượng bổ sung kali sẽ hỗ trợ giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành… nên nhiều người muốn bổ sung kali để ngăn ngừa các tình trạng này. Tuy nhiên, chỉ bổ sung kali trong trường hợp thiếu và theo chỉ định của bác sĩ.
Vì vậy, bác không nên tự ý mua dùng các sản phẩm bổ sung kali để phòng ngừa đột quỵ. Bởi ở liều bình thường, kali khá an toàn, nhưng bổ sung kali liều cao có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Kali cũng có thể tương tác với thuốc huyết áp theo toa, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển và thuốc lợi tiểu. Vì vậy, một lựa chọn an toàn hơn cho bác là nên ăn nhiều các loại hoa quả và rau xanh như rau cải, cà chua, nước chanh, chuối, táo, nho, bơ… đó là nguồn kali tự nhiên phong phú.