Chỉ vì mắc phải một sai lầm khi mặc quần lót, cô gái đã phải nhập viện do đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.
Bài Viết Liên Quan
- Người già có cần tiêm vaccine phòng Covid-19?
- 6 cách khắc phục chứng nôn nao
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Điều trị ung thư thực quản bằng cách mổ nội soi hoàn toàn
Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của một cô gái trẻ tên Tiểu Phương (23 t.uổi) vừa nhập viện tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) cách đây không lâu. Cô cho biết: 2 tháng trước cô bắt đầu cảm thấy đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.
“Ban đầu, tôi nghĩ đây là dấu hiệu bình thường mà không nghĩ đến tình trạng viêm nhiễm do vệ sinh cá nhân kém, tuy nhiên triệu chứng bệnh của tôi trầm trọng hơn 10 ngày sau đó khiến tôi phải nhập viện” , Tiểu Phương cho biết.
Cô gái trẻ nhập viện do vệ sinh vùng kín kém.
Tại bệnh viện, bác sĩ đã khám và phát hiện có tổn thương t.iền ung thư â.m h.ộ. Nguyên nhân là do viêm nhiễm vùng kín kéo dài lâu ngày do vệ sinh kém. Tiểu Phương cũng thú nhận với bác sĩ rằng mình không có thói quen vệ sinh vùng kín và thay đồ lót mỗi ngày, cô không ngờ rằng việc lười thay đồ lót thường xuyên lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy!
Quần lót với tất, thứ nào bẩn hơn?
Đặt 2 thứ này lên bàn cân, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng tất bẩn hơn đồ lót. Xong thực tế, mùi của tất là do mồ hôi chân tiết ra, thành phần chủ yếu là nước, muối, axit lactic và urê. Ngoài ra, trên đôi tất đã sử dụng sẽ có một số vi khuẩn và tế bào da c.hết. Nếu bạn bị nấm da chân, tất cũng có thể chứa nấm.
Còn quần lót, nhìn có vẻ sạch sẽ nhưng lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Quần lót đã qua sử dụng không chỉ chứa vi khuẩn và dịch tiết ở vùng kín mà còn dính cả nước tiểu, phân. Các nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng trung bình có khoảng 0,1 gam phân dính trên một chiếc quần lót bẩn. Trong các chất bài tiết này, ngoài một lượng nước nhất định và cặn thức ăn chưa tiêu hóa, còn có các tế bào biểu mô ruột bị rụng và nhiều loại vi sinh vật, bao gồm cả Escherichia coli thông thường và có thể có virus viêm gan A, virus rota, ký sinh trùng,… Cùng các vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy có thể thấy, dù tất có mùi hôi, chua nhưng chúng không gây hại vì vi khuẩn có trong tất thường là vi khuẩn cư trú bình thường trên bề mặt cơ thể nên dù có truyền sang các bộ phận khác trên da thì tác động cũng không đáng kể. Ngược lại, các vi sinh vật trên quần lót có thể có khả năng gây bệnh. Vì vậy, trên thực tế, quần lót bẩn và có hại hơn tất.
Phụ nữ nên giặt đồ lót bao lâu một lần?
Phụ nữ nên giặt đồ lót hàng ngày, kể cả trong mùa đông. Vì quần lót có thể bị dính chất thải của cơ thể hoặc vi khuẩn gây bệnh. Vào mùa hè hoặc khi bạn ra nhiều mồ hôi khi vận động, hãy thay quần lót sạch 2 lần trong ngày. Mặc dù nhiệt độ thấp hơn vào mùa đông và bạn đổ mồ hôi ít hơn nhưng cơ thể vẫn diễn ra các hoạt động trao đổi chất hàng ngày, vì vậy bạn phải giặt quần áo lót hàng ngày.
Thay mới đồ lót bao lâu một lần thì tốt hơn?
Nhiều chị em đợi đến khi quần lót ố màu, bạc màu hoặc bị rách thì mới thay, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng thường xuyên hơn. Trang tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ – Good Housekeeping khuyên chị em phụ nữ nên thay đồ lót sau mỗi 6 tháng, nhiều nhất là 1 năm vì lý do vệ sinh.
Làm thế nào để làm sạch đồ lót đúng cách?
Thông thường, bạn nên ngâm đồ lót trong bột giặt trước, sau đó mới giặt. Không nên giặt chung đồ lót với những quần áo khác trong máy giặt vì sẽ gây mất vệ sinh cho những món đồ đó. Cần phải phơi khô đồ lót ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng.
Chúng ta nên chọn đồ lót như thế nào:
– Chất liệu nên là cotton:
Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của quần lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy rằng, việc mặc đồ lót không phải bằng chất liệu cotton có thể khiến bạn dễ bị n.hiễm t.rùng nấm men. Các loại vải tổng hợp như polyester và ren có thể gây hại cho sức khỏe â.m đ.ạo của bạn vì có xu hướng gây nóng, ẩm, kích thích da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và sinh sôi.
– Kích thước
Không nên chọn đồ lót quá chật, nếu không sẽ dễ cọ sát quá mức với h.ậu m.ôn và â.m h.ộ, có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng đường tiết niệu hoặc đường sinh sản.
– Màu sắc
Nên chọn màu trắng tinh để dễ quan sát màu sắc của dịch â.m đ.ạo, nếu thấy có màu vàng hoặc màu đỏ dù không trong kỳ k.inh n.guyệt thì chị em cần cảnh giác và đi khám bác sĩ phụ khoa.
Ăn đúng cách để sữa chua phát huy tác dụng
Sữa chua là một sản phẩm làm từ sữa rất giàu dinh dưỡng.
Sữa chua không chỉ giữ lại tất cả những lợi ích của sữa, mà một số đặc điểm dinh dưỡng đã được điều chỉnh cho phù hợp và dễ hấp thu với cơ thể con người.
Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
Vì vậy, có thể xem sữa chua là một “vắc-xin tự nhiên” giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày…
Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hóa được đường lactoza trong sữa dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng, vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Tuyệt đối không ăn sữa chua khi đang uống kháng sinh.
Trong sưa chua co nhiêu vi khuân co lơi cho đương ruôt.
Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da, giúp da mịn màng, tươi trẻ.
Khi ăn sữa chua cần lưu ý các điều sau đây:
Nên sử dụng khoảng 2 hộp sữa chua hàng ngày, sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ.
Không ăn sữa chua lúc đoi bụng vi khi đo độ chua của dịch dạ dày cao sẽ t.iêu d.iệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoăc bánh quy… sau đó mới ăn sữa chua. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị t.iêu d.iệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 10 phút rồi mới ăn. Tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ c.hết các vi khuẩn có ích trong sữa.
Người tiểu đường, người dư cân chỉ ăn sữa chua không đường. Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đ.ánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.
Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axít nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.
Khi lạm dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột.
Nhưng việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải trong khi dùng kháng sinh, vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ đối nhau.
Trong khi kháng sinh đang tìm cách t.iêu d.iệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình t.iêu d.iệt vi khuẩn của kháng sinh.