Bước vào thời đại 4.0, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gia tăng một cách đáng kể.
Bài Viết Liên Quan
- 6 loại quả mát gan, lọc sạch độc tố cơ thể, nên ăn mỗi ngày
- Công thức các loại sinh tố giảm mỡ bụng nhanh nhất
- Sai lầm số 1 mọi người thường mắc phải khi cố gắng để có giấc ngủ ngon
Triệu chứng tiểu đường.
Trong số bệnh nhân mắc tiểu đường, xuất hiện ngày càng nhiều người trẻ t.uổi. Yếu tố t.uổi tác không còn được đề cập như là một đặc quyền bất đắc dĩ của người bệnh. Ranh giới đó đang dần bị xóa nhòa…
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường của người trên 65 t.uổi chiếm đến 16% dân số chung. Điều này đã khiến không ít người đang độ t.uổi thành đạt lo lắng khi nghĩ đến những rủi ro bệnh tật của mình. Sau đây là những yếu tố nguy cơ đã được xác định:
Yếu tố gen: Khi bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ cho con là 30%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, thì nguy cơ cho con là 50%.
Yếu tố nhân chủng: Tỉ lệ và độ t.uổi mắc bệnh tiểu đường thay đổi theo sắc tộc. Nguy cơ mắc bệnh của người da vàng thường cao hơn và độ t.uổi cũng thường trẻ hơn người da trắng.
T.uổi: Càng lớn t.uổi thì khả năng mắc bệnh tiểu đường càng cao. Có đến 1/2 số người mắc bệnh có độ t.uổi trên 65. T.uổi là yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là bệnh tiểu đường đang có khuynh hướng trẻ hóa.
Nhất là trong những gia đình có người mắc bệnh này. Nếu như thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ t.uổi 60 – 70, thì ở thế hệ tiếp theo mắc bệnh do yếu tố di truyền đã hạ độ t.uổi xuống còn 40 – 50. Và hiện nay, những người bệnh ở độ t.uổi dưới 20 không còn là chuyện hiếm.
Giới tính: Bệnh tiểu đường cũng có liên quan đến yếu tố giới tính. Ở Việt tỉ lệ nam/nữ mắc bệnh là 2/3. Tuy nhiên, yếu tố này lại chịu sự tác động của độ t.uổi, điều kiện kinh tế và tình trạng béo phì.
Một số nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, tỉ lệ mắc bệnh này ở nam và nữ là tương đương nhau. Riêng vùng Tây Âu và Bắc Mỹ thì nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ là 4/1.
Khu vực sinh sống: Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn từ 2 – 3 lần. Điều này được giải thích là do áp lực của sự đô thị hóa, đời sống đầy bận rộn và nhiều stress của đô thị tác động mạnh mẽ đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường.
Sự thừa cân: Sự thừa cân được thể hiện qua tình trạng béo phì hoặc vòng bụng to quá cỡ. Có một câu nói đã trở thành ngạn ngữ: “Vòng bụng to ra, vòng đời ngắn lại”. Đối với quý ông vòng bụng được cho là nguy cơ khi> 90 cm, và quý bà là> 80 cm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thừa cân và vòng bụng to (do tích tụ mỡ tại khu vực này) là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến mắc bệnh tiểu đường. Việc ăn uống điều độ và luyện tập thể dục thể thao giúp tránh tình trạng thừa cân và gia tăng chất lượng cuộc sống, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hành vi và lối sống: Ít hoạt động thể lực, ăn uống quá nhiều gây thừa cân, chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa và nhiều carbonhydrate tinh chế, thiếu các vitamin (như C, E) và các yếu tố vi lượng (như Mg, Zn) cần thiết cho sự chuyển hóa của cơ thể. Tóm lại: Một chế độ ăn nhiều chất xơ, các loại ngũ cốc chưa tinh chế, nhiều rau xanh và trái cây sẽ hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh.
Các yếu tố khác: Stress, ngồi “lì” ở các văn phòng, phương tiện di chuyển làm mất cơ hội vận động cơ bắp, các bữa ăn nhanh nhiều năng lượng (fast food).
Trong các yếu tố nguy cơ kể trên, thì hành vi, lối sống, stress, thừa cân là các yếu tố nguy cơ mà bản thân mỗi người đều có thể can thiệp được một cách tích cực nhằm đẩy lùi căn bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm.
Nhiều người rất ngại đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, nên tự hỏi có cách nào để nhận biết bệnh tiểu đường mà không cần phải đi làm xét nghiệm hay không?
Trong giai đoạn sớm, bệnh tiểu đường chưa có biểu hiện gì để chúng ta nhận diện nó cả. Nhưng ở giai đoạn muộn, tức là lúc bệnh đã phát triển rầm rộ sẽ có 4 dấu hiệu mang tính “kinh điển” mà người ta thường nói đến. Đó là: Ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều – gầy nhanh.
Các biểu hiện này càng trẻ t.uổi thì càng rõ. Bên cạnh các biểu hiện trên còn có các biểu hiện góp phần khẳng định khác như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, năng suất học tập và lao động kém, tính tình thay đổi, dễ bị nổi cáu, mắt nhìn mờ.
Do lượng đường trong m.áu tăng cao, vượt quá ngưỡng lọc của thận, nên đường được thải ra ngoài cơ thể theo nước tiểu, nên nước tiểu có một “độ ngọt” nhất định. Khi nước tiểu được thải ra ngoài góc vườn hay trong nhà vệ sinh mà không được dội sạch, những con kiến bé nhỏ sẽ là các chuyên gia đầu tiên phát hiện ra người bệnh!
Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu và nhất là xét nghiệm đường m.áu định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, kết quả xét nghiệm cũng là căn cứ để điều trị và đ.ánh giá kết quả của quá trình điều trị.
Các biến chứng của bệnh
Có thể nói, bệnh tiểu đường là một trong những bệnh có nhiều biến chứng nhất. Bởi đây là bệnh có phạm vi tác động toàn thân và tiến triển lâu dài. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm: Biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng các thuốc hạ đường huyết, tiêu biểu là Insuline và Sulfonylureas. Hạ đường huyết hay gặp ở những người không cung cấp đủ năng lượng như bỏ bữa ăn, ăn trễ bữa, ăn uống thiếu thốn hay hoạt động thể lực nhiều.
Điều kiện thuận lợi cho hạ đường huyết xảy ra là các bệnh đi kèm như suy thận, suy gan, người nghiện rượu và lớn t.uổi. Việc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết không được kiểm soát chặt chẽ cũng rất dễ gây ra hạ đường huyết.
Một biến chứng cấp tính khác của bệnh này là sự gia tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường huyết tăng quá cao (>600mg/dL) làm cho người bệnh đi tiểu nhiều, gây mất nước và rối loạn điện giải. Đường huyết trong m.áu cao còn gây rối loạn chuyển hóa và dẫn đến tình trạng nhiễm toan Acetone khiến cho người bệnh lú lẫn, lơ mơ, hôn mê và có thể t.ử v.ong.
Các biến chứng mạn tính bao gồm: Biến chứng tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và tai biến mạch m.áu não; Biến chứng thần kinh gây tổn thương các sợi thần kinh và tùy theo sợi thần kinh nào tổn thương mà có các biểu hiện tương ứng;
Biến chứng thận làm thương tổn hệ thống mao mạch thận, gây ra sự giảm khả năng lọc của cầu thận và cuối cùng là suy thận; Biến chứng mắt qua các tổn thương vi mạch võng mạc, là nguyên nhân dẫn đến mù lòa; Biến chứng da cơ thường gặp loét bàn chân, các trường hợp nặng có thể dẫn đến cắt cụt bàn chân hoặc cắt cụt chi.
Để đề phòng các biến chứng trên tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh đái tháo đường qua việc khám sức khỏe và xét nghiệm đường m.áu định kỳ (6 tháng một lần), khống chế một cách có hiệu quả lượng đường m.áu ở người mắc bệnh đái tháo đường, điều trị có theo dõi, kiểm soát của chuyên môn.
Thực hiện chế độ ăn phù hợp với bệnh lý như giảm lượng đường và tinh bột, tăng lượng đạm, rèn luyện thể lực, chống nguy cơ béo phì, hạn chế bia rượu, t.huốc l.á. Người bệnh đái tháo đường cần đi khám ngay nếu có biểu hiện nghi ngờ liên quan đến các biến chứng kể trên.
Nữ vũ công này phải vật lộn với các triệu chứng không giải thích được, 2 năm sau cô được chẩn đoán mắc căn bệnh phổ biến toàn cầu
Bác sĩ đã bỏ qua những triệu chứng như giảm cân, khát nước quá mức, hay quên của Katelyn Prominski và khiến người phụ nữ này không biết bản thân đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường trong 2 năm.
Lớn lên tại thủ đô Washington D.C, Katelyn Prominski, 36 t.uổi, là một vũ công chuyên nghiệp. Cô bắt đầu học nhảy từ năm lớp 4 và dành rất nhiều thời gian để luyện tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công sức Prominski bỏ ra đã được đền đáp. Sau khi tốt nghiệp, cô có một công việc tuyệt vời tại trường Trường dạy Ballet San Francisco. Tới năm 2008, bước vào t.uổi 24, cô tham gia đoàn múa Ballet mang tên Pennsylvania.
Người phụ nữ này chia sẻ: “Đó là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp múa ballet của tôi. Ballet là tất cả đối với tôi”.
Từ những triệu chứng bất thường đến nỗi cô không thể phớt lờ…
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm thường xuyên cảm thấy khát, đi tiểu nhiều lần, thèm ăn, mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể.
Là một vũ công chuyên nghiệp, Prominski đã quá quen với những chấn thương như bong gân, đau xương và rách cơ do tập luyện gây ra. Tuy nhiên, đến năm 2010, người phụ nữ này gặp phải những triệu chứng bất thường đến nỗi cô không thể phớt lờ. Prominski kể lại: “Tôi cảm thấy lúc nào cũng đói dù trước đó dùng nhiều thức ăn, gấp 2-3 lần khẩu phần ăn bình thường. Cân nặng giảm nhanh chóng khiến cơ thể tôi gầy đi đáng kể. Hơn nữa, tôi còn thường xuyên thấy khát nước và phải uống rất nhiều nước. Hiện tượng này thật kỳ lạ”.
Dưới sự khuyến khích của bạn trai, người phụ nữ này đã tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo Prominski: “Khi tôi kể về các triệu chứng bất thường và hiện tượng giảm cân, cô ấy không những phớt lờ mà thậm chí còn nói tôi nên cảm thấy may mắn khi sở hữu một thân hình thon gọn. Tôi rất mệt mỏi, không thể đi nhanh xuống cầu thang. Bộ não cứ như thể hoạt động chậm lại”.
Sau đó, một triệu chứng đáng sợ hơn xuất hiện: Tình trạng n.hiễm t.rùng trở nên nghiêm trọng. Chấn thương chân là điều khó thể tránh khỏi đối với những vũ công như Prominski. Cô chia sẻ: “Có lần tôi bị n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn nặng đến nỗi phải mất vài tháng để hồi phục”.
Vào tháng 5/2011, sau khi Prominski làm phẫu thuật chân, bác sĩ nhận thấy vết mổ lâu lành một cách bất thường. Cô cho biết: “Họ hỏi tôi có bị tiểu đường không và tôi ngay lập tức bác bỏ điều này”.
Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
… đến kết luận cuối cùng là bệnh tiểu đường tuýp 1
Mặc dù vẫn đam mê với múa ballet, người phụ nữ này dần mất đi khả năng theo đuổi sự nghiệp vũ công của mình. Cô nhận ra các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, không có xu hướng thuyên giảm. Cuối cùng, Prominski phải nghỉ việc vào tháng 10/2011 khi mới 28 t.uổi.
Dự định của cô vào vài tháng tới là tham gia các lớp học trực tuyến. Một tuần trước khi bắt đầu kế hoạch, người bạn thân nhất của Prominski đã thuyết phục cô đi khám lần nữa.
Người phụ nữ này nhớ lại: “Tôi nói với cô ấy tất cả các triệu chứng mình gặp phải. Tôi bị n.hiễm t.rùng liên tục, thậm chí n.hiễm t.rùng xoang còn tái phát nhiều lần. Sau đó, cô ấy nghi ngờ đây là dấu hiệu của tiểu đường và thúc giục tôi đi xét nghiệm máu”.
Kết quả có sau đó vài ngày và bác sĩ nhận thấy Prominski bị suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Họ khuyên cô tới gặp bác sĩ nội tiết, một bác sĩ chuyên về các bệnh liên quan đến hormone.
Người phụ nữ này chia sẻ: “Trong phòng chờ, y tá giải thích tôi mắc bệnh tiểu đường nếu lượng đường trong m.áu trên 120. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này là 600. Tôi bị sốc. Tôi thực sự không biết bệnh tiểu đường là gì”.
Những người mắc tiểu đường tuýp 1 thường có t.uổi thọ cao, có khả năng sống tới 80 t.uổi nếu tuân thủ các phương pháp điều trị và duy trì lối sống lành mạnh.
Y tá khuyên Prominski nên đến phòng cấp cứu vì nếu lượng đường trong m.áu cao, cô có thể hôn mê. Cuối cùng, sau hai lần đo, chỉ số đường huyết đều trên 250. Điều này đồng nghĩa với việc cô cần tiêm insulin ngay lập tức.
Bác sĩ chẩn đoán Prominski mắc tiểu đường tuýp 1. Căn bệnh này khiến tuyến tụy ngừng sản xuất hormone insulin có nhiệm vụ chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng. Nếu không cung cấp đủ insulin, các tế bào sẽ ngừng hoạt động và những triệu chứng như cực kỳ khát nước, giảm cân không rõ nguyên nhân sẽ xuất hiện.
Cô chia sẻ: “Tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi không có t.iền sử gia đình nhưng lại gặp phải tất cả các triệu chứng đặc trưng của tiểu đường tuýp 1”. Sau đó, cuộc sống của người phụ nữ này đã thay đổi rất nhiều. Prominski phải tiêm tối thiểu 4-5 mũi insulin mỗi ngày để kiểm soát lượng đường huyết trong m.áu.
Trở lại với nghề
Vài năm sau, cô mua máy đo đường huyết liên tục để tiện theo dõi sức khỏe hơn. Kiểm soát được bệnh tiểu đường đã giúp người phụ nữ này trở lại với nghề vũ công. Theo Prominsk: “Tôi cảm thấy chính mình đã trở lại. Những cơn đau và chấn thương từng khiến tôi mất dần tình yêu với múa ballet. Tuy nhiên, sau khi dùng insulin, tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều”.
Hiện tại, cô đang làm giáo viên dạy ballet, sống ở thành phố New York cùng chồng và con trai. Người phụ nữ này chia sẻ: “Nhìn lại hành trình đã qua, từ những triệu chứng đáng lo ngại đầu tiên đến chẩn đoán và điều trị, tôi nhận ra điều quan trọng nhất là tin tưởng vào bản thân. Nếu bạn không hài lòng với câu trả lời từ bác sĩ, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bao giờ dừng lại cho đến khi tìm ra được câu trả lời chính xác”.