B.é g.ái 10 t.uổi, trú tại Thọ Sơn, Việt Trì, Phú Thọ được gia đình đưa vào viện trong tình trạng khó thở, nổi ban sản đỏ toàn thân.
Bài Viết Liên Quan
- Nữ y tá chia sẻ cảm xúc của những bệnh nhân sắp giã từ cuộc đời
- Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Giảm nguy cơ mắc ung thư gan nhờ thuốc aspirin và statin
Hình minh họa.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, sau khi thăm khám, kết hợp khai thác bệnh sử, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị phản vệ độ 2 sau khi uống Augmentin.
Bệnh nhi được cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ bằng Adrenalin 1mg/ml tiêm bắp kết hợp truyền dịch chống dị ứng. Sau xử trí, hiện tại tình trạng bệnh nhi hoàn toàn ổn định.
Theo thông tin từ gia đình, được biết trước đó khoảng 2 ngày, bệnh nhi xuất hiện ho, không sốt, không khó thở. Sau đó, gia đình cho bệnh nhi uống kháng sinh Augmentin 500mg.
Sau khi uống thuốc khoảng 10 phút, bệnh nhi bắt đầu xuất hiện tình trạng nổi ban toàn thân và bắt đầu khó thở nên được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
ThS.BS Nguyễn Đức Long, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết: Phản ứng phản vệ có thể sảy ra bất cứ lúc nào và diễn biến rất nhanh. Có những tác nhân dù đã tiếp xúc rất nhiều lần, những lần trước đó hoàn toàn bình thường vẫn có thể gây ra phản ứng phản vệ ở lần tiếp xúc sau, đặc biệt là các loại thuốc.
Theo bác sĩ Long, sau khi các gia đình cho trẻ dùng thuốc, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng: nổi ban da ngứa, buồn nôn, đau bụng, khó thở, tức ngực cần đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị đúng thuốc, đúng bệnh, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị, tránh lạm dụng thuốc và tác dụng phụ không mong muốn.
Ruột non nằm trên khoang màng phổi
Bệnh nhi bị thoát vị hoành khiến ruột non đi lên lồng ngực, nằm trên khoang màng phổi bên trái.
Bệnh nhi N.N.S. (9 t.uổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau bụng, ngực, kèm theo nôn, người mệt mỏi.
Kết quả chụp CT-Scanner cho thấy ruột non và đại tràng của bệnh nhi thoát vị, nằm trên khoang màng phổi bên trái. Bé S. được chẩn đoán mắc thoát vị hoành trái, theo dõi viêm dạ dày. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhi này.
Ruột non của bệnh nhi chui qua lỗ thoát vị nằm trên khoang màng phổi trái. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi khoang màng phổi trái, đẩy tạng thoát vị vào đúng vị trí, khâu phần cơ hoành bị khuyết.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi hết nôn, không đau ngực. Ngày thứ 2 sau mổ, bé S. có thể trung tiện, ăn uống tốt. Ngày thứ 5, sức khỏe bệnh nhi ổn định.
Thoát vị hoành là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi đó, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành.
ThS.BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi tổng hợp, cho biết trường hợp thoát vị hoành không được phẫu thuật kịp thời, các tạng sẽ chèn ép vào phổi, gây ảnh hưởng huyết động và thông khí ở cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp.
Ngoài ra, các tạng nằm trên khoang màng phổi có nguy cơ bị nghẹt, gây tắc ruột, thậm chí hoại tử, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhi.