Bài thuốc, cách xử trí khi bị say nắng

Dấu hiệu nhận biết say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, nếu không bù nước kịp thời sẽ gây trụy tim mạch, có thể t.ử v.ong.

Bài Viết Liên Quan

Bài thuốc, cách xử trí khi bị say nắng

Khi ra ngoài trong thời tiết nóng cần mặc quần áo có khả năng chống nắng như áo dài tay, áo khoác có cổ… – V.PHƯƠNG

Dấu hiệu nhận biết say nắng

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh nắng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Trong khi đó, say nắng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức như hầm lò, trong phòng kín…, hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ như chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nắng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Theo bác sĩ Vũ, dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết say nắng, say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, nếu không bù nước kịp thời sẽ làm giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây t.ử v.ong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…

Bác sĩ Lê Anh Đức, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Lào Cai, chia sẻ: T.rẻ e.m hoặc người già là những đối tượng có khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng, do đó sẽ dễ bị say nắng hơn. Ngoài ra người có sức khỏe kém, người làm việc liên tục ngoài trời nắng nóng mặc quần áo quá dày, không uống đủ nước cũng dễ bị say nắng, say nóng.

Các biểu hiện của say nắng, say nóng tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, t.ử v.ong.

Cách xử trí khi bị say nắng

Theo bác sĩ Vũ, khi bị say nắng, chúng ta cần sơ cứu nạn nhân ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế. Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân.

Bài thuốc, cách xử trí khi bị say nắng

Nên bù nước kịp thời cho cơ thể – SHUTTERSTOCK

Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải và các biện pháp hỗ trợ khác. Nếu sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật. Nếu nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Bác sĩ Anh Đức thông tin, với người lao động thường xuyên dưới trời nắng cần thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm…

Bài thuốc dân gian hỗ trợ người bị say nắng

Bác sĩ Vũ chia sẻ một số bài thuốc dân gian có thể cho bệnh nhân sử dụng để chữa say nắng, say nóng trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn uống được nước, nếu người bệnh hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục… thì phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất:

Lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.

Giã một miếng bí xanh (đã gọt vỏ) lấy nước cốt, cho thêm chút muối rồi uống

Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống khi bị say nắng

Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 – 3 lần cho bệnh nhân uống ngay

Lá tía tô, lá mã đề vò với một chút nước, uống đặc càng tốt

Một số trái cây như dưa hấu , dưa chuột, cam… ép lấy nước uống cũng rất tốt khi bị cảm nắng

Dù người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn không nên cho trở lại làm việc trong điều kiện nắng nóng, mà phải được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian vài ba ngày để cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Bác sĩ Vũ khuyến cáo không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Công dụng và cách sử dụng bột sắn dây đúng cách

Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đây cũng là loại thức uống khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết chúng có công dụng gì, cách sử dụng ra sao để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bài thuốc, cách xử trí khi bị say nắng

Ảnh minh họa.https://dulich.petrotimes.vn/

Công dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe

Chữa say nắng: Bột sắn dây có tác dụng giảm cảm giác khó chịu khi bị say nắng, say sóng như: vã mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt…Bạn có thể dùng 2 – 3 muỗng canh bột sắn dây rồi hòa với nước sôi, sau đó cho thêm 1 ít đường rồi chia thành 2 – 3 lần cho bệnh nhân uống là có thể hồi phục nhanh chóng.

Chữa ngộ độc thực phẩm : Pha bột sắn dây hoặc dùng củ sắn dây tươi với ngó sen tươi đã giã nát, vắt lấy nước uống.

Chữa ngộ độc rượu : Để chữa ngộ độc rượu dùng hoa của cây sắn dây cùng với các vị thuốc nam khác như hoàng liên, hoạt thạch, cam thảo, tất cả được tán thành bột và trộn với nước để thành viên. Hoặc cũng có thể nấu thành nước mát uống.

Chữa kiết lỵ do nhiệt : Để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng h.ậu m.ôn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và ăn trong 2 – 3 lần/ngày.

Giúp giảm cân và làm đẹp da: Một công dụng của bột sắn dây được nhiều chị em phụ nữ biết đến, đó là hỗ trợ giảm cân. Pha bột sắn dây với nước sôi, sau đó để nguội cho thêm nước cốt chanh, uống 1 ly vào buổi sáng trước khi ăn sẽ giúp tan mỡ bụng, giảm cân và thanh nhiệt cơ thể.

Ngoài ra, chất Isoflavone trong củ sắn dây sẽ thay thế hormone bị rối loạn và làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều của các sắc tố melanin làm giảm thâm, nám. Bên cạnh đó, Isoflavone còn có thể chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.Bạn pha bột sắn dây với nước ép cà chua và thoa lên mặt, kết hợp với động tác mát xa nhẹ nhàng để các hoạt chất thấm vào bên trong da.

Những lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Mọi người thường nghĩ bột sắn dây có thể pha với nước lạnh hay nước nóng tùy ý, tuy nhiên, đây là thói quen cực kỳ tai hại.

Tuyệt đối phải nấu chín bột sắn dây trước khi bổ sung vào cơ thể. Bởi vì, nguyên liệu này có tính hàn nên uống sống thường xuyên dễ gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

Đặc biệt, mỗi người không nên uống quá 1 ly bột sắn dây mỗi ngày. Tuy bột sắn dây tốt nhưng dùng quá liều sẽ khiến loại bột này phản tác dụng.

Bên cạnh đó, có công thức thêm hoa bưởi vào loại nước này để làm tăng hương vị, tuy nhiên cách này không mang đến hiệu quả, đồng thời còn làm giảm dược liệu của bột sắn dây.

Không nên sử dụng bột sắn dây chung với mật ong. Vì theo nghiên cứu hai nguyên liệu này kết với nhau sẽ tạo ra các chất có hại cho cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường bị nóng, nếu uống nước sắn dây sẽ rất tốt. Tuy vậy, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vì chúng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *