Cẩm tú cầu không chỉ được dùng làm hoa trang trí, mà rễ và thân của nó còn được dùng như một loại thảo dược để điều trị một số bệnh tiết niệu.
Bài Viết Liên Quan
- 27 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19
- 7 loại trà tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
- Dùng ớt chuông giảm cân như thế nào?
Ảnh minh họa
Bảo vệ thận
Như hầu hết các loại thảo dược có công dụng lợi tiểu, rễ cây cẩm tú cầu là một lựa chọn tuyệt vời để điều trị tình trạng viêm tuyến t.iền liệt hay phì đại tuyến t.iền liệt.
Bởi rễ cây cẩm tú cầu giúp duy trì dòng nước tiểu mạnh, ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây n.hiễm t.rùng, giúp giảm viêm từ đó loại bỏ các tạp chất từ tuyến t.iền liệt. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cẩm tú cầu thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa.
Ngoài ra cẩm tú cầu còn giúp thải độc cho thận nhằm ngăn sự hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang và loại bỏ sỏi ra khỏi thận.
Có đặc tính chống viêm
Rễ cây cẩm tú cầu rất giàu hợp chất gọi là coumarin. Cả coumarin và skimmin dẫn xuất của nó đều có đặc tính chống viêm. Đồng thời chiết xuất rễ cây cẩm tú cầu còn có khả năng ức chế sự xâm nhập của các tế bào viêm như đại thực bào và bạch cầu trung tính vào mô thận. Do đó có thể giảm bớt n.hiễm t.rùng, viêm thận và giảm các triệu chứng khác.
Chống oxy hóa
Nếu có quá nhiều loại oxy phản ứng trong cơ thể của bạn, sẽ gây ra hiện tượng stress oxy hóa, dẫn đến tổn thương mô và ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Rất may, chiết xuất từ rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống lại quá trình này. Đặc biệt, dùng rễ hoa cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa trong mô gan.
Một số lợi ích khác
Bên cạnh những tác dụng trên, rễ cây hoa cẩm tú cầu cũng có thể làm giảm lượng đường trong m.áu. Bởi chúng có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin và tăng cường hấp thu lượng đường trong m.áu.
Ngoài ra rễ cây cẩm tú cầu còn có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Tuy nhiên sử dụng rễ cây cẩm tú cầu để điều trị các bệnh nêu trên cần chú ý các tác dụng phụ tiềm ẩn như tức ngực, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt.
Nang tuyến t.iền liệt có thành ung thư?
“Tôi mới phát hiện có nang tuyến t.iền liệt. Nếu không can thiệp sớm thì có nguy cơ ung thư không?” – Trọng Hưng (TP.HCM)
Ảnh minh họa: internet
TS-BS. Trương Hoàng Minh (Trưởng khoa Ngoại niệu – Ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Thường thì đây là những nang lành tính, không cần can thiệp. Tuy nhiên khi có biểu hiện n.hiễm t.rùng thì phải điều trị nếu không sẽ gây viêm tuyến t.iền liệt.
Sau này nếu tuyến t.iền liệt phát triển phì đại, có thể cắt nang. Tôi chưa gặp trường hợp nang trở thành ung thư. Nếu không có triệu chứng gì ở đường tiểu thì chỉ tiếp tục theo dõi.