COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, biến chứng của bệnh tiểu đường

Nghiên cứu từ Bệnh viên Nhi Los Angeles – Mỹ cho thấy, trong đại dịch COVID-19 có sự gia tăng số trẻ bị nhiễm toan ceton, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Bài Viết Liên Quan

COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, biến chứng của bệnh tiểu đường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), t.rẻ e.m thường ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 hơn so với người lớn. Nhưng một nghiên cứu mới từ Bệnh viện Nhi Los Angeles cho thấy đại dịch này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của t.rẻ e.m theo những cách không mong muốn.

Nhiễm toan ceton – biến chứng nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân nhi bị nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA), một biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường týp 2 có xu hướng gia tăng. Được công bố trên tạp chí Diabetes Care, những dữ liệu này cung cấp thêm thông tin về cách mà đại dịch có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe t.rẻ e.m tại Mỹ.

Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong m.áu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường bao gồm 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là: Tăng glucose m.áu, nhiễm ceton, nhiễm toan kèm theo các rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại khoa điều trị tích cực vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não và thậm chí là t.ử v.ong.

COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, biến chứng của bệnh tiểu đường

Nhiễm toan ceton xảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin.

Ts. Lily Chao, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “T.rẻ e.m nhiễm toan ceton rất nguy hiểm nhưng có thể ngăn ngừa và phục hồi được nếu chúng ta điều trị sớm và thích hợp”.

Tiến sĩ Chao và các đồng nghiệp nhận thấy, từ tháng 3 năm 2020, ngày càng có nhiều bệnh nhân nhi mắc DKA và tiểu đường typ 2 đến khám. Trước đây chỉ có một vài trường hợp tăng DKA ở bệnh tiểu đường typ 2 mỗi năm, nhưng khi đại dịch xảy ra, bệnh nhân này tăng đột biến.

Phát hiện sớm giảm nguy cơ

Một năm sau đại dịch COVID-19, nhiều t.rẻ e.m đã quen với việc đeo khẩu trang và tham gia các lớp học trực tuyến. Nhưng những thay đổi khác cũng ảnh hưởng không ít đến chúng. Số lượng trẻ được đến cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ giảm đi, có thể do gia đình lo sợ về việc tiếp xúc với SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19.

COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, biến chứng của bệnh tiểu đường

Trẻ nhiễm toan ceton rất nguy hiểm nhưng có thể ngăn ngừa.

Ngoài việc bỏ lỡ các cuộc hẹn kiểm tra sức khỏe định kỳ, các yếu tố khác cũng bị hạn chế ở trẻ, như ít hoạt động thể chất hơn. Trong thời gian giãn cách việc tiếp cận với thực phẩm tươi, lành mạnh cũng bị hạn chế hơn. Nhưng cũng có thể có một mối quan hệ sinh học giữa việc tiếp xúc với virus và bệnh tiểu đường.

“Chắc chắn có mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường”, Ts. Senta Georgia, Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. Tiến sĩ Georgia điều hành một chương trình nghiên cứu tìm hiểu sinh học tế bào của bệnh tiểu đường và phát triển các phương pháp điều trị mới. Bà cho biết: “Chúng tôi không biết liệu SARS-CoV-2 có lây nhiễm các tế bào tiết insulin trong tuyến tụy hay không. Có một số báo cáo về mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường ở người lớn, nhưng không có nghiên cứu nhi khoa nào được công bố cho đến nay”.

Các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai có thể xác định liệu việc tăng DKA ở bệnh nhân nhi có thể do nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Nhưng hiện tại, dữ liệu rõ ràng chỉ ra xu hướng này đang gia tăng.

Bác sĩ Chao nhấn mạnh rằng: “Điều quan trọng là các bác sĩ nhi khoa phải nhận ra khi một đ.ứa t.rẻ có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đ.ứa t.rẻ đó cần được đ.ánh giá ngay lập tức. Càng sớm, chúng ta càng có cơ hội tốt để ngăn chặn DKA”.

Bài cuối: Trộn thuốc đông y cùng tân dược corticoid là điều cấm kỵ

Đa phần trong các loại thuốc đông y bán lan tràn trên mạng thực tế có các thành phần của corticoid, nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.

Vì được sử dụng để điều trị nhiều nhóm bệnh, nên có lúc corticoid được coi là “thần dược”. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế cũng như nhiều tổ chức y khoa, khi sử dụng corticoid cần được chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi giới chuyên môn để tránh những tác dụng phụ vô cùng nguy hại.

Bởi được “điều hành” từ một CEO luôn đặt lợi nhuận lên cao hơn tất cả nên hầu như các đơn vị, nhà thuốc gia truyền trá hình trên các mạng xã hội không mấy quan tâm đến tác hại của người tin dùng đã mua thuốc. Với họ, đơn giản chỉ là bán thuốc. Còn thành phần có những gì, họ chỉ đơn giản là biết vài công thức đơn giản hoặc thuốc nằm lòng những vị thuốc đông y cơ bản để… “tán” nhằm tăng lòng tin với khách hàng.

Tuy nhiên, theo như chị N.T.L, cựu nhân viên truyền thông của một thương hiệu thực phẩm chức năng thì kể cả những thực phẩm chức năng hiện đang có trên thị trường, có thành phần gì, công nghệ ra sao đôi khi phụ thuộc vào chính những nhân viên truyền thông đang hoạt động trong đó.

Cụ thể, với một sản phẩm mới cho ra mắt, việc đầu tiên đơn vị sản xuất hoặc phân phối sẽ đưa đến phòng marketing, truyền thông để xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể nhằm tạo tiếng vang khi sản phẩm “chào sân”.

Phòng marketing sẽ căn cứ vào các hoạt chất có sẵn trong sản phẩm, sau đó tìm hiểu, rà rẫm trên các bài báo, bài nghiên cứu quốc tế để tìm dược liệu, thành phần tương tự… Sau đó nếu thấy phù hợp sẽ đẩy mạnh lên. Thậm chí cái công nghệ Nano hiện giờ đang như một từ khóa thông dụng trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng hầu hết được nhân viên marketing đưa vào hệ thống các bài báo, video quảng bá sản phẩm… mà đôi khi, đến cả nhà sản xuất hoặc nhân viên đều không sử dụng, thậm chí không biết cái công nghệ đó được ứng dụng ra sao.

COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, biến chứng của bệnh tiểu đường

Trộn tân dược mà cụ thể là corticoid vào bào chế cùng với thuốc đông y luôn là điều cấm kỵ

Còn về việc các sản phẩm đông y trôi nổi được bán thông qua các video quảng cáo trên mạng xã hội, cũng theo vị này, thường để tạo hiệu quả nhanh chóng khi sử dụng, nên lúc sản xuất, bào chế, họ sẽ trộn thêm vào thuốc đông y hoạt chất corticoid. Chính thế nên đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đông y mua trên mạng đã liên tiếp vào viện với những bệnh lý cấp tính khác nhau. Theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám là nạn nhân của thuốc có chứa Corticoid.

Việc sử dụng corticoid như một thần dược chữa bách bệnh hòng tăng hiệu quả trên nền thuốc đông y là việc vô cùng nguy hại. Hệ lụy khi lạm dụng Corticoid, theo các chuyên gia, sẽ gây nên hội chứng tăng đường m.áu, dẫn đến đái tháo đường; hội chứng cushing, suy tuyến thượng thận. Thậm chí, gây suy cấp tính nếu đột ngột dừng thuốc dẫn đến trụy tim, trụy mạch; ngoài ra còn gây giòn xương, rối loạn điện giải.

Ngoài các hoạt chất được phép sử dụng, theo cánh báo của nhiều chuyên gia, thậm chí còn có tình trạng cơ sở cung cấp thuốc y học cổ truyền liều lĩnh trộn cả tân dược đã bị cấm lưu hành trên thế giới. Cụ thể, đầu tháng 3-2019, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho 2 trường hợp biến chứng nặng do sử dụng thảo dược Tiểu đường hoàn có chứa Fenformin- một loại thuốc Tây trị tiểu đường nổi tiếng cách đây gần nửa thế kỷ. Thuốc đã bị cấm lưu hành quốc tế từ hơn 50 năm qua do có ảnh hưởng tới não, tim, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Về thuốc đông y có trộn corticoid, Thạc sỹ – Bác sỹ Tạ Quang Thành, Bệnh viện Bắc Thăng Long cho biết: “Corticoid là một trong nhóm những danh mục thuốc phải đ.ánh số thứ tự ngày dùng. Số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc sử dụng thuốc. Nội dung này đã được quy định rất rõ tại khoản 4, Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh do Bộ Y tế ban hành.”

Theo bác sỹ Thành, việc đ.ánh số thứ tự ngày dùng nhằm để các bác sỹ theo dõi trên cơ sở phản ứng lâm sàng của bệnh nhân để điều chỉnh liều lượng, cách dùng cũng như phối hợp với các thuốc điều trị khác. “Corticoid chưa bao giờ được sử dụng một cách bừa bãi và thoải mái trong y khoa.” Bởi lẽ, đối với trường hợp bệnh nhân dùng corticoid kéo dài, thì từ quá trình sử dụng thuốc đến ngừng thuốc là một lộ trình, phải được theo dõi khá nghiêm ngặt.

Nếu dùng corticoid kéo dài và ngừng thuốc đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp và điều này nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì những hệ lụy liên quan đến suy tuyến thượng thận khiến những bệnh nhân này rất dễ mắc các bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, n.hiễm t.rùng… Với bệnh nhân đã mang sẵn những bệnh lý này thì việc dùng corticoid với mục đích giảm đau chống viêm cho bệnh lý khớp, thần kinh sẽ làm trầm trọng thêm bệnh chính như: khó kiểm soát được huyết áp và đường m.áu, suy giảm miễn dịch dễ bị n.hiễm t.rùng…

Chuyện trộn tân dược và cụ thể là corticoid vào bào chế cùng với thuốc đông y luôn là điều cấm kỵ. Cũng có những phác đồ điều trị kết hợp Đông – Tây y, các chuyên gia cho biết, tuy nhiên việc điều trị kết hợp này yêu cầu phải có phác đồ điều trị rõ ràng và không thể trộn chung.

Việc “dẹp loạn” nạn quảng cáo đông y bừa bãi, lập lờ trên mạng xã hội không một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để. Vì vậy, người dân nên tỉnh táo, đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám mỗi khi có vấn đề.

Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu và sản xuất trong nước, các ngành chức năng cần tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đông dược, đồng thời phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát thị trường đông dược và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *