Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

Một b.é t.rai 4 t.uổi được mẹ hoảng hốt đưa vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố ( TP.HCM) khám vì d.ương v.ật to bất thường. Một b.é g.ái 4 t.uổi đã có chiều cao vượt trội, ngực sưng to. Bác sĩ kết luận các bé dậy thì sớm.

Vậy dậy thì sớm là gì, có nguy hiểm? Cách điều trị, phòng tránh như thế nào?

Thế nào là dậy thì sớm ?

Chị C., phụ huynh trú Q.8, TP.HCM, lo lắng gọi điện cho bạn: “Trời ơi con bé nhà tui có k.inh n.guyệt rồi. Thế này sớm quá, biết làm sao bây giờ”. B.é g.ái nhà chị C. mới 8 t.uổi, đang học lớp 3. Chị hoảng hốt gọi điện khắp bạn bè xem có con ai gặp tình trạng tương tự con mình không.

B.é g.ái 8 t.uổi có k.inh n.guyệt, 6 t.uổi đã “nhổ giò” hay có “trái tràm” ở ngực (ngực nhú to) hay b.é t.rai 6 t.uổi đã phát triển bộ phận s.inh d.ục… là một số trường hợp được đưa tới khám ở bệnh viện (BV) nhi. Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình, Phó trưởng khoa Thận – Nội tiết, BV Nhi đồng thành phố (H. Bình Chánh, TP.HCM) cho hay nhiều phụ huynh đưa con tới khám thường thắc mắc: “Sao trước đây tôi 13, 14 t.uổi mới dậy thì, giờ chúng nó sớm vậy”. Nhiều cha mẹ lấy kinh nghiệm của mình để phán đoán con dậy thì sớm hoặc trễ, điều đó không chuẩn xác.

Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

T.rẻ e.m được tới khám và tư vấn về dậy thì sớm ở Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Ảnh THÚY HẰNG

“Sau 2 thập kỷ thống kê, t.uổi dậy thì trung bình hiện nay trên thế giới của con trai là 12 t.uổi, con gái là 10 t.uổi. Con gái dậy thì sớm nhất từ 8 t.uổi, con trai sớm nhất từ 9 t.uổi, như vậy là bình thường. Còn dậy thì sớm là như thế nào? Là trẻ gái có dấu hiệu dậy thì từ trước 8 t.uổi, trẻ trai trước 9 t.uổi”, bác sĩ Lê Thanh Bình nói.

“Tui tưởng nó giống cha nó”

Đâu là dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm? Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình, b.é g.ái dậy thì sớm là trước năm 8 t.uổi bé có “trái tràm” ở ngực, “nhổ giò” – tức là cao lên, sau đó có nổi mụn ở mặt, có mồ hôi cơ thể, có lông nách, lông bộ phận s.inh d.ục. Trung bình từ lúc bắt đầu có các dấu hiệu trên cho tới lúc b.é g.ái có k.inh n.guyệt là khoảng 2 – 3 năm.

Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang theo dõi khoảng 100 trẻ dậy thì sớm. ẢNH MINH HỌA: THÚY HẰNG

Còn b.é t.rai dấu hiệu dậy thì sớm là trước năm 9 t.uổi có dấu hiệu như “nhổ giò”, hoặc phổ biến hơn là tăng kích thước t.inh h.oàn, d.ương v.ật.

Bác sĩ kể một người mẹ dắt con tới BV khám, bé 4 t.uổi mà d.ương v.ật to như người lớn. Bác sĩ hỏi sao chị thấy tình trạng này lâu rồi mà giờ mới cho con tới khám, người mẹ thật thà đáp: “Tui đâu biết gì, tui tưởng nó giống cha nó”. Việc quan tâm con để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, đưa đi gặp bác sĩ sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.

Đâu là nguyên nhân của dậy thì sớm? Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình cho hay nguyên nhân gây dậy thì sớm ở b.é t.rai và b.é g.ái khác nhau. 85 – 90% b.é g.ái dậy thì sớm không có nguyên nhân (dậy thì sớm vô căn), trong khi 90% b.é t.rai dậy thì sớm có nguyên nhân, chủ yếu do bé mắc một bệnh gì đó, như trường hợp b.é t.rai 4 t.uổi có d.ương v.ật lớn kể trên là do bị u não.

Hiện BV Nhi đồng thành phố đang quản lý, theo dõi quá trình điều trị của khoảng 100 trẻ dậy thì sớm trong vòng hơn 3 năm trở lại đây (từ 2018 – 2022). Trong đó 97 bé là con gái, dậy thì sớm vô căn; còn 3 b.é t.rai 6 – 7 t.uổi còn lại là dậy thì sớm có nguyên nhân.

Dậy thì sớm xảy ra khi b.é t.rai, b.é g.ái mắc u não, có chấn thương ở vùng thần kinh trung ương, khối u ở buồng trứng, u nang buồng trứng… (ở b.é g.ái), hoặc một số bệnh di truyền.

Để kết luận bé dậy thì sớm hay không, bác sĩ sẽ đ.ánh giá sự phát triển ngực (tuyến vú) ở trẻ gái, kích thước t.inh h.oàn ở trẻ trai, đo chiều cao và đ.ánh giá tốc độ tăng trưởng, thực hiện xét nghiệm định lượng hormone s.inh d.ục trong m.áu, đ.ánh giá t.uổi xương và các xét nghiệm tìm nguyên nhân dậy thì.

“Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là cho rằng con em uống nhiều sữa bột, ăn nhiều thịt gà, thịt bò thì bị dậy thì sớm. Thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy thực phẩm dẫn tới dậy thì sớm ở t.rẻ e.m. Nữ giới có nguy cơ dậy thì sớm hơn nam giới. Và những b.é g.ái béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Tuy nhiên không phải cứ béo phì là dậy thì sớm, cũng không phải cứ cân nặng cân đối thì lại không”, bác sĩ Thanh Bình cho biết.

Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình (phải), người khám và tư vấn cho nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm.

Khám càng sớm càng tốt

Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào? Theo Phó trưởng khoa Thận – Nội tiết Lê Thanh Bình, thông thường khi cơ thể đạt tới ngưỡng tăng trưởng thể chất nhất định thì mới dậy thì, do đó dậy thì sớm khiến chiều cao của bé sẽ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình thường của trẻ từ sau 5 t.uổi đến trước dậy thì là 4 – 6 cm/năm. Khi dậy thì tốc độ tăng trưởng có thể đạt 8 – 12 cm/năm trong 1 – 2 năm đầu tiên và giảm dần khi dậy thì hoàn tất.

Những b.é g.ái dậy thì sớm, có k.inh n.guyệt sớm có thể khó khăn khi hòa nhập với bạn bè, chưa có ý thức để giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như gặp khó khăn trong việc học cách bảo vệ bản thân.

Dậy thì sớm có thể điều trị được. Nếu dậy thì sớm có nguyên nhân, thì trước tiên cần phải điều trị nguyên nhân. Còn nếu dậy thì sớm vô căn thì được chích thuốc mỗi tháng một lần, ức chế quá trình dậy thì sớm lại, khi tới độ t.uổi trẻ dậy thì bình thường thì dừng. Thuốc không ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của các bé sau này. Dậy thì sớm sau khi được chẩn đoán và chỉ định điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ được bảo hiểm y tế chi trả một phần chi phí điều trị. Song phụ huynh cần lưu ý điều trị càng sớm thì càng hiệu quả.

Liệt mặt vì bấm huyệt ở chỗ gội đầu: Cảnh báo nguy cơ khôn lường khi bấm huyệt sai cách

Nhiều người có thói quen gội đầu ở tiệm để được xoa bóp, bấm huyệt cho thư giãn, nhưng có không ít trường hợp đã gặp phải các tổn thương đáng tiếc.

Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

Liệt mặt vì bấm huyệt lúc gội đầu

Thói quen xoa bóp, bấm huyệt, nắn bẻ khớp là thói quen nhiều người yêu thích vì các tác động này giúp họ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn. Hầu hết ở các các hiệu cắt tóc, gội đầu đều có dịch vụ day bấm một số nơi ở vùng đầu và mặt hoặc tiến hành một số động tác như xoay cổ, kéo tóc,… Nhiều người cho biết, mỗi lần đi gội đầu, họ thích cảm giác dễ chịu khi được nhân viên g.iật t.óc vì thấy bớt căng thẳng hơn sau một ngày làm việc.

Trường hợp của chị Kiều Minh L. – Gò Vấp, TP.HCM đến điều trị phục hồi chức năng liệt cơ mặt do xoa bóp bấm không đúng huyệt. Chị Lanh cho biết chị có thói quen đi gội đầu và thích được nhân viên gội đầu xoa bóp bấm huyệt rất dễ chịu.

Một lần, nhân viên gội đầu vừa bấm huyệt xong, chị thấy một bên mặt của mình tê cứng và sau đó chị bị liệt cơ mặt, tay chân co dính khó cử động. Chị L. phải đi điều trị phục hồi chức năng ròng rã 6 tháng mới khỏi.

Nguy cơ từ xoa bóp, bấm huyệt sai

Theo TS.BS. Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội, việc day bấm các huyệt vị châm cứu hay tiến hành các động tác xoa bóp ở vùng đầu cổ là rất có ích, nhất là khi cơ thể đang ở tình trạng mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng hoặc khi có những bức xúc quá mức về tinh thần.

Hoảng hốt khi con 4 t.uổi dậy thì

Xoa bóp vùng đầu là rất tốt nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, day ấn và xoa bóp ở vị trí nào trên cơ thể và kỹ thuật tiến hành ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất và dự phòng hữu hiệu những tai biến và phản ứng phụ không đáng có thì là cả một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và được đào tạo về xoa bóp bấm huyệt. BS Hoàng cho biết, ở các quán cắt tóc gội đầu, đa số các nhân viên tự bảo nhau kỹ thuật day ấn, bấm huyệt và không được đào tạo bài bản.

Nếu làm không đúng, bạn có thể bị lâm vào trạng thái “say kim” biểu hiện bằng các triệu chứng như toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép… rất nguy hiểm. BS Hoàng cho rằng, nếu bạn cần xoa bóp, bấm huyệt, bạn nên chọn cơ sở được cấp phép của cơ quan quản lý, kỹ thuật viên phải được đào tạo, có chứng chỉ hành nghề để giảm rủi ro đáng tiếc.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên khoa Y học cổ truyền , trường Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho biết, y học cổ truyền có hai biện pháp điều trị như dùng thuốc và không dùng thuốc. Xoa bóp bấm huyệt nằm trong gói không dùng thuốc. Xoa bóp là dùng bàn tay, bấm huyệt dùng ngón tay.

Mục tiêu của các việc làm này là để điều trị các chứng rối loạn chức năng như mệt mỏi, mất ngủ, khó thở, điều trị các bệnh cơ xương khớp.

BS Vũ cho biết, bản thân ông gặp không ít trường hợp đi bấm huyệt khi chỉ đau tay, nhưng sau khi về nhà thì tay trở nên bị liệt. Người bệnh bị tổn thương cơ, siêu âm bị tụ dịch dưới cơ nên không cử động được tay. Hay có người là công nhân đi làm về đau mỏi cổ nên nhờ bạn xoa bóp, bẻ khớp vùng cổ và sau đó dẫn tới t.ử v.ong. Có trường hợp xoa bóp ở lưng, trong quá trình xoa bóp bấm mạnh gây đứt tuỷ, từ đó dẫn tới liệt, không đi lại được.

Theo BS Vũ, với các kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, việc thao tác sai sẽ dẫn tới các tai nạn nghiêm trọng cho khách hàng.

BS Vũ khuyến cáo mọi người không nên đến các cơ sở không đảm bảo để nhờ xoa bóp, bấm huyệt. Bởi vì, có những huyệt không thể bấm vào hoặc không được bấm mạnh. Ví dụ bấm huyệt hợp cốc mạnh quá có thể gây sảy thai ở người có thai. Các huyệt không được bấm là những huyệt tại mắt, tai, mũi.

Nếu bạn muốn xoa bóp, bấm huyệt cần được khám, tư vấn thật kỹ. Người bị u, nổi hạch, người bị tổn thương về m.áu, người bị lao tiến triển, suy kiệt không nên bấm huyệt.

Nếu bấm huyệt về thấy người đau nhức ê ẩm hoặc các triệu chứng bất thường khác, có thể là kỹ thuật viên đã thực hiện sai thao tác. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế tin cậy để kiểm tra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *