Theo Giáo sư sinh học phân tử Andrew Easton (Anh), con người có xu hướng mất cảnh giác và chủ quan trước đại dịch, khiến hậu quả của những đợt dịch sau thêm tồi tệ.
Bài Viết Liên Quan
- Chai nhựa, túi nilon: Một lần dùng, ngàn năm di hại
- 5 cách giúp gan khỏe mạnh
- Bệnh nguy hiểm do thói quen ăn gỏi cá sống
Trao đổi với Zing , Giáo sư Andrew Easton (Đại học Warwick, Anh) chỉ ra tình hình nghiêm trọng hiện tại của dịch Covid-19 một phần do thế giới không ghi nhận những bài học từ các đại dịch trước đây và thiếu sự chuẩn bị cần thiết.
Ông cho rằng tính đến lúc này, dấu mốc quan trọng nhất của đại dịch chính là khoảng đầu tháng 4/2020, khi các nước thừa nhận đại dịch đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Vị giáo sư cũng nhấn mạnh tình hình tại Ấn Độ chính là hồi chuông cảnh tỉnh toàn cầu của thái độ chủ quan và thiếu phòng bị.
Hậu quả của buông lỏng, lơ là
– Vì sao đại dịch Covid-19 kéo dài hơn một năm rưỡi, có lúc nhiều nước tưởng chừng kiểm soát thành công, nhưng giờ đây nó vẫn tiếp tục hoành hành?
– Giáo sư Andrew Easton: Điều này thực sự đáng thất vọng, song nó không hề bất ngờ. Ngay từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, nhiều người lạc quan cho rằng chúng ta có thể kiểm soát được nó.
Theo họ, virus lần này sẽ không lây lan nhanh hơn virus gây dịch cúm mùa hay virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), và chúng ta có thể nhanh chóng cách ly những người mắc bệnh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các giả định trên không chính xác – virus SARS-CoV-2 có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều so với dự kiến, đồng nghĩa với việc nó lây lan nhanh hơn nhiều và rất khó kiểm soát.
Giáo sư Andrew Easton. Ảnh: Sky News .
Một nguyên nhân khác, theo tôi, là việc các chính phủ đã có sự chậm trễ nhất định trong việc đ.ánh giá rủi ro của virus. Các loại virus lây qua đường hô hấp gây ra rủi ro rất lớn. Điều này được ý thức rõ sau đợt bùng phát virus SARS vào năm 2003, và sau sự xuất hiện của đại dịch cúm vào năm 2009-2010.
Nhưng thật không may, chúng ta có thói quen quên mất tầm quan trọng của các bệnh truyền nhiễm. Chúng ta thường khá cảnh giác vào một khoảng thời gian, sau đó lơ là và chủ quan buông lỏng, đặc biệt là khi không có sự việc gì nghiêm trọng.
Và thật không may, chúng ta đã thiếu chuẩn bị. Đó quả là một thực trạng đáng buồn, vì chúng ta đều biết những các virus thường mang rủi ro cao, và virus lần này cũng thế.
Phải chung sống
– Là một trong những người nghiên cứu về dịch Covid-19 ngay khi nó vừa được phát hiện, ông cảm thấy tình hình lúc nào là đáng quan ngại nhất, và vì sao?
– Giáo sư Andrew Easton: Trong những giai đoạn đầu của đại dịch, tức vào khoảng đầu tháng 3/2020, tôi, cũng như nhiều người khác, hy vọng và lạc quan rằng dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, sự thật là chúng ta không có số liệu về virus vì chúng ta chưa có các cơ sở xét nghiệm.
Rất nhiều người đã nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng. Nhiều người khác có triệu chứng nhẹ và không biết mình đã nhiễm bệnh, vì các triệu chứng đó trùng hợp với các bệnh hô hấp khác, vốn rất phổ biến vào thời điểm mùa đông lúc đó.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2020, virus rõ ràng đã lây lan rộng hơn nhiều so với ước tính ban đầu.
Nếu chúng ta có thể dần trở về bình thường trong một năm tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên.
Giáo sư Andrew Easton
Vào lúc đó, mặc cho một số biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, rõ ràng rằng virus đã vượt khỏi tầm kiểm soát, vì nó đã xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Virus tiếp tục lây lan nhanh chóng trong các cộng đồng đông dân, với mật độ dân số cao, và đó chính là lúc chúng ta không thể kiểm soát bất kỳ điều gì nữa.
Vậy nên, khoảng một năm trước, chúng ta đã qua thời điểm có thể kiểm soát đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 sẽ không sớm biến mất, và chúng ta sẽ phải chung sống với nó trong một thời gian dài.
Không thể hoàn toàn trở về thế giới cũ
– Theo ông, liệu thế giới có thể sớm trở lại bình thường hay không?
– Giáo sư Andrew Easton: Tôi không thể trả lời câu hỏi này nếu chỉ xét trên khía cạnh khoa học.
Về nguyên tắc, việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 là hoàn toàn có thể; song việc quay lại trạng thái bình thường còn cần xét trên khía cạnh chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều thói quen sẽ phải thay đổi, vì thế chúng ta sẽ không hoàn toàn trở về thế giới trước kia.
Xét về mặt lịch sử, trong đại dịch cúm vào năm 1918, tổng số người t.hiệt m.ạng vào khoảng 14 triệu người – tức gấp hơn 10 lần số người t.ử v.ong do Covid-19 ở thời điểm hiện tại. Đại dịch cúm năm 1918 cũng có tác động rất lớn nên nền kinh tế.
Tuy nhiên, sau đại dịch trên, con người đã trở lại cuộc sống bình thường sau một khoản thời gian khá ngắn – chỉ khoảng một vài năm mà thôi.
Giáo sư Easton cho rằng việc tiêm vaccine chính là chìa khóa để đưa cuộc sống toàn cầu trở lại bình thường. Ảnh Reuters .
Theo tôi, nhìn chung, chúng ta sẽ không quay lại trạng thái trước kia, mà chúng ta sẽ bước tiếp. Điều đó sẽ diễn ra sớm hơn mọi người dự đoán, vì con người thường khá thực dụng.
Chúng ta sẽ tiến lên ngay khi việc tiêm vaccine trở nên phổ biến hơn, và tốc độ tiêm chủng sẽ quyết định tốc độ thế giới có thể trở lại bình thường.
Về mặt thời gian, chúng ta sẽ phải sống chung với đại dịch một thời gian nữa. Nếu chúng ta có thể dần trở về bình thường trong một năm tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên. Trong một năm nữa, tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều lệnh hạn chế, trừ khi có sự thay đổi rất lớn trong việc phân phối vaccine.
Mọi người nên đừng lãng quên bài học từ dịch Covid-19 và cần thay đổi thói quen của mình: Hãy tăng cường vệ sinh cá nhân.
Giáo sư Andrew Easton
– Nếu có một điều mà thế giới không nên quên từ dịch Covid-19, đó sẽ là gì, theo ông?
– Giáo sư Andrew Easton: Tôi nghĩ điều mà tất cả nên nhớ chính là vệ sinh cá nhân. Chúng ta đã nói rất nhiều về việc tăng cường vệ sinh cá nhân thông qua việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, rửa tay và nhiều điều khác nữa.
Nhiều người có thể cho rằng điều đó tốn thời gian và vô ích vì virus đã lây lan rồi. Nhưng sự thật là việc vệ sinh cá nhân sẽ có tác động rất lớn, khi nó không chỉ hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 mà còn nhiều đại dịch khác.
Chúng ta đã phần nào hạn chế sự lây lan của dịch cúm mùa, một phần là nhờ vào các hạn chế xã hội, và một phần khác chính là nhờ việc tăng cường vệ sinh cá nhân.
Tôi nghĩ rằng mọi người nên đừng lãng quên bài học này và hãy thay đổi thói quen của mình: Hãy tăng cường vệ sinh cá nhân.
Chúng ta cũng cần thay đổi ở cấp độ lớn hơn. Chúng ta cần cung cấp những sản phẩm vệ sinh cho người nghèo; qua đó tạo cơ hội cho họ bảo vệ chính mình khỏi việc lây nhiễm, đồng thời bảo vệ những người khác.
Việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn đà lây lan của các đại dịch. Ảnh: Reuters .
Không ai biết đại dịch tiếp theo sẽ diễn ra khi nào và ở đâu. Chúng ta chỉ có thể chắc chắn rằng sẽ có những đại dịch tiếp theo.
Vì thế, tôi nghĩ chúng ta cần lưu tâm và bắt đầu vệ sinh cá nhân nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ lây lan nhất có thể. Tôi tin rằng không ai muốn trải qua những điều như hiện tại một lần nữa cả.
Virus không phân biệt giàu nghèo
– Ông có chia sẻ gì thêm về tình hình đại dịch hiện tại không?
– Giáo sư Andrew Easton: Từ góc nhìn cá nhân của mình, tôi cho rằng chúng ta đã khá may mắn vào những tháng cuối của năm 2020. Lúc đó, tôi dự báo rằng tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, vì chúng ta không có đủ vaccine như hiện tại và virus sẽ xuất hiện ở các nước không có khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Thành thật mà nói, tôi đã nghĩ rằng châu Phi sẽ bị tác động rất mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, châu lục này lại bị ảnh hưởng ít hơn so với dự đoán của nhiều người, và tôi không thực sự hiểu lý do của việc này.
Một kiện hàng cứu trợ khẩn cấp được phía Mỹ gửi cho Ấn Độ. Ảnh: Reuters .
Đối với Ấn Độ, tôi cho rằng đây là lời cảnh báo đối với toàn cầu. Trừ khi có những sự can thiệp nhất định, những khu vực có nhiều người nghèo và thiếu sự chăm sóc y tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.
Điều này là không thể bào chữa và hoàn toàn có thể tránh được, và nó sẽ diễn ra ở nhiều nơi trên Trái Đất.
Nó diễn ra ở châu Á, ở nước Anh của tôi, ở nước Mỹ, ở Nam Mỹ. Những người nghèo luôn là những người bị tác động nhiều nhất, và tôi cho rằng điều đó không nên xảy ra.
Nếu ai đó nghĩ rằng điều đó không quan trọng, họ là những người thực sự nông cạn.
Virus không quan tâm việc bạn có bao nhiêu t.iền hay bạn là ai. Với chúng, bạn đơn giản chỉ là một nạn nhân. Chúng sẽ lây lan bất kể điều gì. Vì thế, chúng ta cần bảo vệ mọi người, chứ không chỉ riêng mình.
Ca Covid-19 lại tăng mạnh, Campuchia kêu gọi người dân ở nhà
Campuchia ghi nhận 730 ca nhiễm nCoV mới, trong bối cảnh nhiều biện pháp hạn chế tiếp tục được siết chặt.
Campuchia hôm nay ghi nhận thêm 730 ca nhiễm nCoV và 6 ca t.ử v.ong, nâng tổng số người mắc Covid-19 và t.ử v.ong lên lần lượt 14.520 và 103.
“Covid-19 vẫn đe dọa chúng ta. Xin hãy duy trì cảnh giác bằng cách giữ vệ sinh, bảo đảm giãn cách xã hội và không rời khỏi nhà trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang lây lan nghiêm trọng trong nước, các nước láng giềng và toàn thế giới”, Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Truyền nhiễm Campuchia cho biết trong bài viết trên Facebook.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở Phnom Penh hôm 1/5. Ảnh: AFP .
Tình hình dịch bệnh buộc giới chức mở rộng các “vùng đỏ”, khu vực siết chặt hạn chế, trong đó người dân không được rời khỏi nhà hoặc thực hiện hoạt động bên ngoài nơi ở, chỉ được ra khỏi nhà vì lý do y tế hoặc một số trường hợp khẩn cấp. Cảnh sát Campuchia thông báo sẽ bắt và trừng phạt bằng cách đ.ánh gậy mây với những người vi phạm hạn chế phòng dịch, cho rằng điều này là cần thiết nhằm cứu sống người dân.
Các hàng ăn, tiệm cà phê, nhà hàng đều phải đóng cửa hoặc phục vụ mang về. Hoạt động tụ họp đông người bị nghiêm cấm, trừ trường hợp thành viên trong gia đình sống cùng nhà, đám tang, nhân viên y tế và nhân viên công quyền đang làm nhiệm vụ.
Thống đốc Phnom Penh Khuong Sreng hồi giữa tuần ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh trong vùng đỏ, kể cả mua bán đồ ăn, nhằm kiểm soát đà lây nhiễm Covid-19. Một số người cho biết gặp khó khăn về thu nhập và thực phẩm.