Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ…
Bài Viết Liên Quan
- Rau bợ nước mọc hoang chữa nhiều bệnh
- B.é t.rai 2 t.uổi bị ong vò vẽ đốt t.ử v.ong
- Căn bệnh hiếm gặp ẩn dưới làn da của nữ họa sĩ xinh đẹp: ‘Tôi thấy mình như c.hết dần…’
Ảnh minh họa
Chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết của quả vải là 57 và tải trọng đường huyết là 9 trên 100 g. Kết quả này nằm dưới chỉ số đường huyết vừa phải. Điều này có nghĩa là khi tiêu thụ vải, nó có xu hướng giải phóng đường glucose từ từ và ổn định, không làm tăng lượng đường cùng một lúc. Do đó, quả vải được xem là một trong những loại trái cây lành mạnh trong chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường.
Hàm lượng chất xơ cao
Chất xơ rất cần thiết trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Quả vải thiều rất giàu chất xơ và không có cholesterol hoặc chất béo bão hòa. Nó cũng chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như magiê, vitamin B,… được biết đến là chất có tác dụng giảm stress oxy hóa, bảo vệ các tế bào tuyến tụy và cải thiện việc sản xuất insulin trong cơ thể.
Chống tiểu đường
Phenolics trong quả vải thiều có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống tiểu đường và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tiêu thụ quả vải có thể giúp giảm tác hại của các gốc tự do đối với tuyến tụy do các đặc tính chống oxy hóa. Đồng thời, quả vải còn có khả năng cải thiện việc sản xuất insulin, do đó rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Mặt khác, quả vải còn giúp kiểm soát các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Ngăn ngừa đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể tiến triển gây ra một biến chứng lớn tức là đục thủy tinh thể, đặc biệt là ở những người trên 50 t.uổi. Quả vải đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể do đường nhờ vào các hợp chất có tác dụng ức chế mạnh đối với glucose.
Ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh
Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý thần kinh. Điều này là do lượng glucose trong cơ thể cao kéo dài làm suy yếu các thành dây thần kinh và cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh. Điều này có thể khắc phục nhờ hạt vải, bởi chúng có tác dụng bảo vệ thần kinh và có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Tăng đường huyết là một trong những nguyên nhân chính làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến lây lan mầm bệnh ở bệnh nhân tiểu đường. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong vải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở người, bảo vệ con người trước các bệnh vặt.
Ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim do tiểu đường
Quả vải có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và cũng có một lượng khoáng chất tốt như kali, sắt, magiê. Những khoáng chất quan trọng này có thể giúp duy trì lượng đường trong cơ thể và điều chỉnh huyết áp, do đó, ngăn ngừa một loạt các triệu chứng bệnh tim do bệnh tiểu đường gây ra như đột quỵ và huyết áp cao.
Quả vải và những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết
Vải thiều là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C và chất chống ôxy hóa. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ trang thông tin y tế Medical News Today của Mỹ sẽ giúp bạn nắm được thông tin dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà quả vải đem lại.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là nông sản xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Ảnh: Hải nguyễn
Vải thiều là quả của cây thường xanh Litchi chinensis, mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sau Trung Quốc thì Ấn Độ và Việt Nam là các nước sản xuất vải lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới.
Lịch sử và việc trồng vải có từ 2.000 năm trước Công nguyên. Theo ghi chép lịch sử của Trung Quốc. Triều đình Trung Quốc xem nó như một món ăn ngon.
Quả vải có vỏ dai, không ăn được, khi chín có màu đỏ hoặc hồng. Phần thịt nhạt có thể ăn được bên trong bao quanh một hạt màu nâu không ăn được.
Hiện nay, các nhà sản xuất sử dụng vải thiều để làm kem, nước trái cây và nước sốt. Nó cũng có sẵn trong một số siêu thị Châu Á ở dạng khô.
Thành phần dinh dưỡng
Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng của quả vải thô trên 100 gram
100 gram vải thiều chứa 95% nhu cầu vitamin C hàng ngày đối với phụ nữ trưởng thành và 79% nhu cầu đối với nam giới trưởng thành.
Vải thiều cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B và khoáng chất như magiê và kali.
Tuy nhiên, tiêu thụ vải thiều đóng hộp trong xi-rô, nước ép vải hoặc món tráng miệng từ vải thiều, có thể khiến ai đó mất hơn 10% lượng calo trong hàng ngày vì lượng đường bổ sung mà các chuyên gia khuyến nghị.
Lợi ích sức khỏe
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thịt quả vải là một nguồn phong phú các hợp chất thực vật được gọi là proanthocyanidins. Proanthocyanidins có thể có những lợi ích sức khỏe sau:
– Là chất chống ôxy hóa
– Chống bệnh tiểu đường
– Chống tạo mạch, có nghĩa là ngăn khối u phát triển thành mạch m.áu
– Chống ung thư, có nghĩa là ức chế hoặc ngăn ngừa ung thư
– Chống viêm
– Bảo vệ tim mạch
Proanthocyanidins cũng có trong các loại trái cây khác như táo, việt quất và nho.
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy tác dụng của cùi vải, đặc biệt là loại sấy khô, có đặc tính chống khối u. Ăn thêm vải trong các chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích lớn.