Những ai không nên ăn cà muối xổi?

Những người này cần lưu ý không nên ăn cà pháo, đặc biệt là cà muối xổi.

Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối. Khá nhiều ý kiến trái chiều về việc ăn cà muối xổi, thực chất ăn cà muối xổi có thể mang lại một số lợi ích cho cơ thể.

Cung cấp một số chất dinh dưỡng: Theo nghiên cứu cứ 100g cà pháo cung cấp 1,5g protein bao gồm đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, 12 mg canxi, 0,7 mg sắt, magiê 18mg, 16mg phospho, 221g kali, 0,3mg kẽm, bên cạnh đó cũng còn chứa cả đồng và selen. Một số loại vitamin như t.iền vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo.

Cà pháo chứa lợi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá thức ăn: Khi cà được muối xổi tức là có sự lên men xảy ra, vi khuẩn có lợi giúp phá hủy liên kết của một số loại thức ăn khó tiêu, cũng như một số các đường tự nhiên.

Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn: Một số chất trong cà muối giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Những ai không nên ăn cà muối xổi?

(Ảnh minh họa: Ngoisao.vn)

Bổ sung chất xơ: Cà pháo bổ sung chất xơ cho cơ thể hạn chế tình trạng táo bón và những ảnh hưởng của việc tạo bón gây ra như bệnh trĩ.

Mặc dù cà pháo có tác dụng chữa một số bệnh khá tốt nhưng loại quả này lại chứa lượng độc tố gây hại cho sức khỏe khi ăn không đúng cách như solanin. Đây là loại độc tố rất nguy hiểm. Cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Do đó, khi ăn cần cẩn trọng, lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà khi chưa chín hẳn.

Ở mức độ nhỏ Solanine rất độc có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh gây cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt, ảo giác, mất cảm giác.

Thứ 2 là tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Một nghiên cứu đ.ánh giá 2 nhóm người thấy những người ăn nhiều thực phẩm ngâm muối (cà muối, dưa muối…) thì tỉ lệ ung thư dạ dày cũng cao hơn rất nhiều những người ít ăn nhóm thực phẩm này.

Cuối cùng là nguy cơ tăng huyết áp. Nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn ngâm muối thì cơ thể đã nạp một lượng lớn natri làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Những ai không nên ăn cà muối xổi?

Những người bị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Do trong cà muối có nhiều gia vị như ớt, muối hay khi lên men nên chúng đều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, vì thế những người có t.iền sử mắc bệnh này nên hạn chế ăn.

Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan: Cà muối thường có nhiều muối nên khuyên tránh dùng ở người bệnh tim, tăng huyết áp hoặc bệnh gan, bệnh thận vì muối và các gia vị kích thích có thể làm tăng những nguy cơ ảnh hưởng l.àm t.ình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị rối loạn tiêu hóa: Các loại ngâm muối, đặc biệt là cà muối xổi có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, do vậy có thể l.àm t.ình trạng rối loạn đường tiêu hóa trở lên nguy hiểm hơn.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ốm nghén, trong khi cà muối xổi có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, vì không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia đưa vào trong cà muối có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm này.

T.rẻ e.m: Bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những món ăn lên men và không đảm bảo vệ sinh.

Người đang bị ốm: Người đang bị ốm thì không nên ăn cà muối do chất solanin có trong cà là chất độc nên với người đang ốm không nên ăn.

Làm cà muối chua giòn đúng cách, không bị nổi váng

Nghe đến cái tên cà muối chua giòn cũng đã đủ chứng minh sự hấp dẫn của nó. Cắn một miếng cà giòn ngon cùng vị chua chua, ăn kèm với canh hay đồ kho đảm bảo sẽ rất bắt vị cơm.

Ngoài món cà muối xổi ra, để đổi bữa thì các chị em nội trợ có thể thử ngay cách làm món cà muối chua giòn ngay trong bài viết này nhé!

Những ai không nên ăn cà muối xổi?

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Cà pháo: 1kg

– Riềng: 1 củ

– Ớt: 3 – 5 trái (tùy khẩu vị)

– Tỏi: 1 củ

– Đường: 1 thìa

– Muối: 1 thìa

– Giấm gạo: 1 thìa

– Nước: 1 lít

– Hũ thủy tinh/ sứ sạch và khô ráo

Các bước thực hiện:

– Bước 1: Chọn mua cà pháo tươi, quả đều, không quá già cũng như không quá non. Sau đó đem phơi nắng khoảng 1-2 tiếng để cà được giòn ngon hơn, sau khi phơi thấy cà héo bớt thì cắt bỏ phần cuống quả cà.

– Bước 2: Rửa sạch cà với nước vài lần rồi ngâm tiếp cà khoảng 15 – 20 phút trong một tô nước muối loãng cho ra hết nhựa và chất độc thì vớt ra để ráo nước.

– Bước 3: Pha nước muối để muối cà:

Cho vào tô 1 lít nước sôi để gần nguội, khuấy tan 1 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa giấm gạo.

Tỏi, riềng, bóc sạch vỏ. Sau đó đem tỏi, riềng, ớt xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.

– Bước 4: Muối cà: Xếp 1 lớp cà, tỏi, riềng, ớt cho đến hết vào hũ thủy tinh/ hũ sứ đã được rửa sạch và khô ráo. Tiếp theo đổ nước muối đã pha ở bước 3 vào hũ cho ngập cà là được.

Lưu ý: Dùng vật nặng đè lên để đảm bảo cà luôn ngập trong nước, như cà sẽ nhanh chín và không bị thâm đen. Sau 2-3 ngày là có thể mở nắp và dùng được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *