Người phụ nữ 33 t.uổi, mang thai lần ba gần 39 tuần, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á trong tình trạng tử cung dọa vỡ, cổ tử cung mở 6-7 cm, sa hai bàn chân thai nhi gần như ra ngoài.
Ngày 3/5, bác sĩ Huỳnh Thị Đào, Phó trưởng Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết dây rốn sa nhiều trong â.m đ.ạo, mạch rốn, tim thai rời rạc có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi.
“Lúc này dây rốn bị sa ra ngoài bên dưới ngôi thai. Dây rốn bị ngưng trệ, mất nước và khô có thể khiến thai c.hết trong vòng vài phút. Nếu không mổ cấp cứu lấy thai và hồi sức bé sau mổ kịp thời thì nguy cơ thai nhi t.ử v.ong là rất cao, thời gian đếm bằng phút”, bác sĩ Đào phân tích
Sau 5 phút tiếp nhận, sản phụ được chuyển ngay lên phòng mổ. Ê kíp gồm các bác sĩ sản phụ khoa, gây mê hồi sức, nhi khoa phối hợp mổ lấy thai. Sau 20 phút, b.é t.rai chào đời an toàn, nặng 3 kg.
Hiện, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé ổn định, được chăm sóc theo dõi tiếp.
Bài Viết Liên Quan
- Con mắc bệnh hiếm, cha mẹ tưởng bị tay chân miệng
- Biểu hiện của người bị thiếu kali
- Lợi ích quý giá từ lá bạc hà có thể bạn chưa biết
Sức khỏe mẹ con sản phụ ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Đào khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai định kỳ đầy đủ. Khi gặp các triệu chứng như đau bụng từng cơn hay ra m.áu, ra nước â.m đ.ạo nên đi thăm khám ngay. Nếu để tình trạng ối vỡ lâu tại nhà sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Theo bác sĩ Đào, sa dây rốn có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào. Các trường hợp được chẩn đoán đa ối, thai to, ngôi mông, ngôi không thuận… có nguy cơ sa dây rốn cao. Sản phụ nên được theo dõi kỹ lưỡng tại các bệnh viện chuyên khoa nếu bị vỡ ối sớm.
Mổ cấp cứu thai nhi có dây rốn thắt nút 2 vòng
BS Khoa Phụ Sản – BVĐK tỉnh Tuyên Quang cho biết, mới đây, Khoa Phụ sản của bệnh viện đã phẫu thuật cấp cứu lấy thai thành công cho sản phụ Nguyễn Ngọc H. (21 t.uổi) trú tại Thắng Quân, Yên Sơn, Tuyên Quang khi thai nhi có dây rốn thắt nút và cuốn 2 vòng quanh cổ.
Chị H. mang thai ở tuần 39, bị vỡ ối, có dấu hiệu chuyển dạ đẻ, nên đã được gia đình đưa đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang để cấp cứu. Ngay khi nhập viện, thai phụ đã được thăm khám và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngay.
Th.S.BS. Trương Thị thu Hương – Khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh (trưởng kíp mổ) cho biết: Trường hợp của sản phụ H có dây rốn thắt nút rất hy hữu, rất may mắn là gia đình sản Phụ đã đến Bệnh viện để được phẫu thuật lấy thai kịp thời, hiện tại cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, sẽ được xuất viện ngày mai (24/4/2021).
BS cho biết thêm: Về mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch m.áu liên tục hoặc từng phần. Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng.
Em bé khoẻ mạnh sau khi chào đời (ảnh BVCC)
BS.Hương cũng cho biết thêm, các thai phụ cần chủ động khám thai định kỳ và quản lý thai nghén chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và tầm soát các dị tật của thai nhi.
Nếu được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ sớm trong thai kỳ, thai phụ không nên quá lo lắng hay hoảng sợ. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể biến mất ngay sau đó hoặc trước khi em bé được sinh ra đời.
Nếu các bác sĩ nhận thấy rằng tình trạng dây rốn quấn cổ có thể gây nguy cơ cho thai nhi hay quá trình sinh nở, thai phụ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng.
Nếu thai nhi có các dấu hiệu bất thường như quẫy đạp mạnh hoặc không thấy thai đạp ở những tuần cuối, thai phụ cần phải đến cơ sở y tế gần nhất hoặc có chuyên khoa Sản để được thăm khám và tư vấn sớm.