Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh mà giá trị của nó từ lâu đã được thừa nhận. Đối với một số bệnh lý thì siêu âm không thể thiếu khi chẩn đoán xác định.

Bài Viết Liên Quan

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Siêu âm màu cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong thai nghén, siêu âm làm an lòng cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc. Nhưng siêu âm có “tác hại” gì không là điều nên biết…

Phương tiện cận lâm sàng

Siêu âm là sử dụng sóng âm có tần số cao “soi thấu” nội tạng cơ thể nhờ một thiết bị gọi là đầu dò. Khi sóng âm vào cơ thể gặp “chướng ngại vật” sẽ phản hồi trở lại. Đầu dò cũng chính là bộ phận biến năng, thu nhận lại sóng phản hồi này và chuyển thành tín hiệu điện truyền lên màn hình “diện mạo” của các cơ quan nằm sâu bên trong cơ thể.

Với những ưu điểm nổi trội như trên, nên ngay từ sau khi phát hiện, siêu âm đã được khai thác tối đa để thăm dò bệnh lý của các cơ quan trong ổ bụng, các bệnh lý sản phụ khoa, tim và mạch m.áu, tuyến vú, tuyến giáp, tuyến t.iền liệt… Siêu âm thật sự trở thành một phương tiện cận lâm sàng hữu ích gần như không thể thiếu tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Về mặt kỹ thuật, siêu âm có nhiều loại hình và có ưu điểm khác nhau. Siêu âm 2 chiều (2D) là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong các máy siêu âm hiện có.

Siêu âm 3 chiều (3D) là kỹ thuật được sử dụng nhiều và có những ưu điểm nổi trội trong siêu âm thai và tuyến giáp. Siêu âm doppler (siêu âm màu, vì cho hình ảnh có màu). Đây là kỹ thuật siêu âm hiện đại nhất hiện nay. Nó có độ chính xác. Ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản khoa, nhất là theo dõi quá trình phát triển và bệnh lý bẩm sinh của thai nhi, thăm dò các bệnh lý tim – mạch m.áu, các bệnh lý vùng thận và ổ bụng.

Ngoài ra, còn có các kỹ thuật siêu âm 4 chiều (4D), siêu âm 5 chiều (5D) và thậm chí là siêu âm 6 chiều (6D), siêu âm 7 chiều (7D) và nhiều kỹ thuật siêu âm phức tạp khác đang được nghiên cứu và phát triển.

Lợi ích trong sản khoa

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Chỉ cần siêu âm 2 màu cũng đủ chẩn đoán thai nhi.

Trong sản khoa, siêu âm giúp phát hiện sớm những bất thường của thai như thai trứng, thai ngoài tử cung, một thai hay nhiều thai. Đến khi gần “khai hoa nở nhụy” thì siêu âm giúp xác định đa ối hay thiểu ối, thai lớn hay nhỏ, thai thuận hay nghịch.

Và đặc biệt, siêu âm thời điểm này sẽ phát hiện các trường hợp nhau t.iền đạo để chủ động quyết định sớm một cuộc phẫu thuật nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.

Vấn đề đạo đức

Tuy siêu âm có những giá trị thiết thực như vậy, nhưng không phải là không có mặt trái của nó. Đó chính là sự lạm dụng loại phương tiện chẩn đoán này.

Có một thời và hiện vẫn còn đâu đó việc siêu âm xác định giới tính thai nhi gây ra những điều phi đạo đức, khi quan niệm phải có con trai để nói dõi tông đường. Đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ theo quan niệm của Nho Giáo mà ngày nay đã trở nên lỗi thời và lạc hậu.

Sự lạm dụng

Sự lạm dụng siêu âm thể hiện ở khía cạnh tâm lý của sản phụ cũng như người thân là thường xuyên đi siêu âm để kiểm tra thai.

Trên thực tế thì việc làm này tốn t.iền và vô ý nghĩa. Bởi việc kiểm tra bằng siêu âm định kỳ mỗi ba tháng trong quá trình mang thai đủ là để theo dõi, trừ những trường hợp đặc biệt khác phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng siêu âm còn nằm ở lý do “tế nhị” của những người làm siêu âm và các cơ sở thực hiện dịch vụ y tế theo yêu cầu.

Tác dụng phụ

Mặc dù, chưa có những nghiên cứu với các bằng chứng chắc chắn, khẳng định siêu âm có tác hại gì cho thai nhi hay không, nhưng những hồi chuông cảnh báo về tác dụng phụ của siêu âm cũng đã được gióng lên ở nhiều nơi trên thế giới cũng đủ để “tỉnh táo” mà tránh đi sự lạm dụng. Bởi tác hại nếu có của siêu âm là tác hại lâu dài.

Nghiên cứu của các nhà chuyên môn ở Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho biết, nếu quét sóng siêu âm lên t.inh h.oàn của nam giới có thể gây vô sinh trong thời gian 6 tháng.

Một số nghiên cứu khác bước đầu cho thấy sự tác động bất lợi của sóng siêu âm lên mã di truyền ADN và một số vấn đề sinh lý của thai nhi như sự phát triển não bộ, cân nặng và chiều cao…

Sự cảnh báo và lời khuyên

Trong vũ điệu phát triển của nền y học hiện đại, nhờ các ứng dụng khoa học kỹ thuật và những phát minh mới mà các phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh mới cũng ra đời như siêu âm Doppler màu, siêu âm 3 chiều, 4 chiều, 5 chiều… xuất hiện ngày càng phổ biến. Không ít sản phụ và nhân viên y tế “mê tít” các phương tiện này bởi những lý do khác nhau, từ khía cạnh chuyên môn cho đến những điều “khó nói” khác.

Nhiều cặp vợ chồng chi ra một khoảng t.iền cho một lần siêu âm đa chiều bằng thu nhập trong một tháng của người nghèo để ghi lại hình ảnh của thai nhi lên đĩa CD về cho cả nhà ngắm nghía con yêu, cháu quý cho thỏa tính tò mò.

Nhưng họ quên rằng các phương tiện này cần đựơc thực hiện theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán các bệnh khó, thời gian thực hiện kỹ thuật kéo dài (tối thiểu 60 phút so với 5 – 15 phút của một ca siêu âm đen trắng).

Người thực hiện siêu âm yêu cầu được đào tạo để có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra, siêu âm Doppler và siêu âm đa chiều thì năng lượng của sóng siêu âm phát ra cao hơn siêu âm thường rất nhiều nên cần phải thận trọng, vì các tác hại của nó vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Các chuyên gia về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh khuyến cáo, siêu âm Doppler màu và siêu âm đa chiều là kỹ thuật khó, không phải nơi nào có máy cũng đều thực hiện tốt kỹ thuật này. Ngoài ra, còn có nơi vì lý do thương mại hóa nên đã “lên đời” và “lên màu” cho máy siêu âm đen trắng 2 chiều thành kỹ thuật mới đa chiều nhờ vào phần mềm xử lý không gian 3D.

Riêng với các trường hợp thai nghén thông thường chỉ cần siêu âm đen trắng là đủ để theo dõi và số lần cũng không được lạm dụng. Thông thường, chỉ cần một lần siêu âm cho mỗi ba tháng của thai kỳ. Nếu làm khác lời tư vấn trên, cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chọn nơi đáng tin cậy để thực hiện.

Mẹ Hà Nội mang bầu người thâm tím vì tiêm, bác sĩ phải thắc mắc: “Đọc thần chú gì vậy?”

Để cứu được con, chị Phương đã chịu trên 300 mũi tiêm kín đầy 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông và bất cứ chỗ nào có thể để có thể giữ được con, làm nên câu chuyện kỳ tích mà đến bây giờ nhiều bác sĩ vẫn còn nhớ mãi.

“Mẹ đặt tên con là Bently – Nguyễn Phúc Trường An bởi con là người anh hùng, là siêu nhân và là chiến binh dũng cảm của mẹ. Hành trình Ben đến bên mẹ là cả một cuộc chiến giữa ranh giới sự sống – cái c.hết và Ben là một chiến binh dũng cảm vượt qua bao khó khăn, vất vả cùng mẹ để có thể tới với thế giới này”, chị Nguyễn Quỳnh Phượng tâm sự với con.

Đến bây giờ đã hơn 1 năm trôi qua nhưng chị Phượng vẫn nhớ mãi về hành trình mang thai lần thứ 3 của mình với muôn vàn khó khăn và nước mắt. Nhiều lần chị hốt hoảng vì bị ra m.áu, vỡ ối sớm. Để có thể giữ được Ben là cả một quá trình dài, chị phải chịu 300 mũi tiêm kín cơ thể để có thể làm nên điều kỳ tích mà các bác sĩ hay nói “thai này giữ được là kỳ tích”.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Tổ ấm nhỏ của chị Phượng.

300 mũi tiêm và 33 tuần mang thai ngập trong nước mắt

2 là số ngày chị Phượng phải nằm cấp cứu vì ra m.áu lần 1 và cũng là số tuần 2 mẹ con chị nằm viện cấp cứu lần 2. Còn 3 là số lần mẹ con chị phải vào viện tình trạng cấp cứu một mình. 4 là số tuần lần đầu tiên chị đi siêu âm bác sĩ bảo túi ối nằm quá thấp, sát vết mổ cũ, theo dõi 1 tuần nếu không tiến triển thì đình chỉ vì có quá nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ nặng nhất là cắt toàn bộ cổ tử cung.

Và những con số ấy cứ tăng lên theo các tuần thai của chị với không biết bao nhiêu lo lắng để có thể giữ được con từ xét nghiệp Triple Test thuộc nhóm có nguy cơ cao đến thiếu ối rồi vỡ ối chỉ mới 25 tuần. Đặc biệt tình trạng của chị là nặng nhất và cần lưu ý nhất khoa vì trên thế giới lúc bấy giờ không có thuốc điều trị. Với ý chí và sự kiên cường, 2 mẹ con chị đã vượt qua tất cả đến 33 tuần khiến các bác sĩ phải bất ngờ bởi kỳ tích đã xảy ra.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Chị Phượng gặp muôn vàn khó khăn khi mang thai.

Nhớ lại ngày ấy của hơn 1 năm về trước, chị Phượng cho biết, vợ chồng chị kết hôn năm 2009. Anh chị đã có 2 con gái nhưng cả 2 lần mang bầu đi sinh đều vô cùng thuận lợi. Vậy mà khi mang bầu bé thứ 3 ở t.uổi 35 sau 10 năm kết hôn, bao khó khăn lại đến với chị. Ngay từ khi đi siêu âm lần đầu, bác sĩ đã nói với chị rằng “thai này giữ rất vất vả” vì chị đã mổ 2 lần trước. Chưa kể chị bị tụ dịch dưới màng nuôi, 75% túi ối là khối dịch không đồng nhất.

8 tuần, chị hoảng sợ, tinh thần bắt đầu không ổn định vì ra m.áu và 12 tuần chị như ngồi trên đống lửa khi bị ra m.áu ồ ạt, phải vào viện cấp cứu gấp. Thời gian đó, bác sĩ điều trị cho chị đã nói rằng “thai này giữ được là kỳ tích”.

“16 tuần, mình xét nghiệm Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao con bị down. Mình khóc mếu máo, run lẩy bẩy gọi điện cho bác sĩ điều trị rồi vào viện làm xét nghiệm. Một tuần chờ đợi mẫu m.áu được gửi sang Hồng Kông dài như một thế kỷ đến khi nhận kết quả xét nghiệm hoàn toàn mình thường mình vỡ òa, lại tiếp tục hy vọng một lần nữa. 20 tuần mình đi khám bác sĩ bỏ 2 từ dọa sảy trong phiếu siêu âm mình vui mừng khôn xiết”, chị Phương nhớ lại.

Tuy nhiên niềm vui chưa được trọn vẹn bao lâu thì chị tiếp tục đối diện với muôn vàn khó khăn khi 22 tuần con nhẹ cân hơn so với t.uổi thai, phải khám chuyên sâu hình ảnh để kiểm tra đ.ánh giá mức độ. 23 tuần, chị bị thiếu ối phải vào viện cấp cứu lần 2 và phải nằm viện 2 tuần ối mới trở lại bình thường. Thế nhưng mới về nhà được 4 ngày, chị phải hốt hoảng nhập viện cấp cứu lần 3 vì bị vỡ ối khi thai mới được 25 tuần.

“5h sáng mình run rẩy vào viện. Lên khoa bác sĩ nói với vợ chồng mình rằng vỡ ối hiện tại trên thế giới chưa có phác đồ điều trị, cách duy nhất chỉ là tiêm kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Vỡ ối có quá nhiều rủi ro trong quá trình điều trị vì không có ối em bé sinh ra sẽ hạn chế vận động, mất tim thai bất cứ lúc nào.

Bác sĩ giải thích ối là do nhu cầu tự em bé sản sinh ra, nếu vợ chồng mình chấp nhận rủi ro thì ký giấy cam kết điều trị, chờ vào may mắn thôi còn không thì ngậm thuốc cho con ra. Nghe đến đây tim mình ngừng đ.ập, mắt mờ đi, chân không còn đứng vững, mình như đứt từng khúc ruột”, chị Phượng rưng rưng.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Chị bị vỡ ối sớm mà trên thế giới không có phác đồ điều trị.

Chị Phương tâm sự, khoảng thời gian đó vợ chồng chị chỉ biết động viên nhau, đành chấp nhận số phận, sẽ làm hết sức có thể dù biết không còn cơ hội. Ngày nào chị cũng nói chuyện với con cầu xin con đừng bỏ chị lại một mình và tin con nhất định sẽ chiến đấu kiên cường. Quá trình điều trị chị Phương được đổi 3 loại kháng sinh, dù kháng sinh cao nhất, đắt t.iền nhất nhưng bạch cầu vẫn cao. Trong lúc cánh cửa hy vọng gần như đóng lại, may mắn 28 tuần, bác sĩ tìm ra loại kháng sinh phù hợp với cơ thể chị và chị dùng liên tục trong 6 tuần mà không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay nhờn thuốc.

Kỳ tích trở thành hiện thực, bác sĩ cũng phải cảm phục

Chị Phượng thổ lộ, quá trình giữ thai chị phải chịu trên 300 mũi kim đ.âm vào cơ thể khắp 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông, và khắp cơ thể. Trung bình cứ 2-3 mũi/ngày, ngày nhiều cũng 7-8 mũi kim, chưa kể bị vỡ ven, chệch ven.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Cả thai kỳ chị phải chịu hơn 300 mũi tiêm.

Bao nhiêu ngày nằm viện, trong khi mọi người cảm nhận được những lần máy của con thì chị tủi thân khi con ít cử động dần đi vì không có ối chật chội. Ngày nào cũng vậy ngoài khóc, chị không dám ngủ bởi sợ nếu thức dậy không còn được nghe tim thai nữa. Thậm chí, dù liên tục có cơn đau đẻ nhưng chị vẫn phải cắn răng chịu đau vì chị biết đau là đẻ và đẻ là xác định mất con. Chị liên tục đọc kinh, niệm phật, cầu bình an cho con. Khoảng thời gian đó chị là bệnh nhân theo dõi đặc biệt nhất của khoa nên các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đều biết tới.

“Khi đạt mốc 28 tuần rồi mỗi tuần trôi qua mình lại lạc quan hơn tuần trước. Mỗi lần đi buồng tất cả các bác sĩ, nhân viên của khoa sản bệnh A4 đều bảo quá may mắn kì tích, vỡ ối 8 tuần nhưng không hề nhiễm khuẩn, đáp ứng thuốc tốt, thai phát triển như thai kì bình thường. 32 tuần là lịch mổ nhưng đi siêu âm chỉ số ối lên, bác sĩ hoãn tiếp tục cho mình theo dõi thêm. Sang tuần 33, bác trưởng khoa còn bảo “Phượng đọc thần chú gì vậy em mách cho các bạn với”, chị Phượng cười.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Bé chào đời nặng 2kg do thiếu ối nên chân trái bị vẹo, đầu gối cứng không duỗi được.

33 tuần 1 ngày kết thúc những ngày tháng sống trong cảm giác ngàn cân treo sợi tóc mong manh, cân não, chị Phượng được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Và bé Ben chào đời vào ngày 25/10/2019, nặng 2kg khiến chị vỡ òa hạnh phúc. Chẳng hiểu sao nước mắt chị cứ lăn dài 2 bên má bởi chưa một giây phút nào từ khi mang thai chị dám nghĩ có ngày được nghe tiếng khóc con. Cuối cùng kỳ tích đã trở thành sự thật.

“Bác sĩ Vinh trưởng khoa, bác sĩ Cường – Bs chính của phòng mình nằm, bác sĩ Đạo theo dõi từ đầu thai kỳ cho mình đến lúc sinh, bác sĩ Thư và rất nhiều người đã giúp mẹ con mình cán đích thành công.

Ca sinh của mình thai ngược, cạn ối, rau t.iền đạo bám mép, dính vết mổ cũ. Chưa kể áp lực quá nên nhịp tim mình loạn, huyết áp các chỉ số trong lúc mổ không tốt, các bác sĩ phải liên tục phải cho sử dụng thuốc. Bình thường mỗi ca mổ chỉ 20-30 phút nhưng ca mổ của mình hơn 1h chưa xong. Do cạn ối lâu ngày lên 1 chân trái của con vẹo lên trên, đầu gối cứng không duỗi thẳng được”, chị Phượng chia sẻ.

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Lợi và hại của siêu âm với thai nhi

Mặc dù sau sinh nuôi con gặp nhiều khó khăn nhưng đối với chị Phượng chẳng đáng là bao so với khó khăn khi mang bầu của chị. Chị hạnh phúc vì cuối cùng con đã chào đời bình an, ở bên cạnh bố mẹ. Sau 6-7 tháng tập vận động, đầu gối và chân của bé cũng bình thường như bao đ.ứa t.rẻ khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *